02/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh thông thường bạn cần lưu ý

6 phút, 27 giây để đọc.

Cảm lạnh là một trong những loại bệnh thường gặp về đường hô hấp trên thường gặp phải ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, các biểu hiện thường thấy của cảm lạnh thường dễ bị nhầm với bệnh cảm cúm. Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị cảm lạnh là khi cơ thể bị nhiễm một loại virus ở đường hô hấp trên (mũi và họng). Virus xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng, mắt hoặc mũi gây cho bạn nhiều cảm giác khó chịu, nhức đầu, mệt mỏi. Trẻ em nhỏ và người lớn tuổi là những đối tượng có sức đề kháng yếu. Những người có bệnh mãn tính là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cao và dễ nhất.

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau thế nào?

Hiện nay nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa cảm lạnh thông thường và cảm cúm bởi chúng đều là bệnh về đường hô hấp và có các triệu chứng gần giống nhau. Tuy nhiên, hai tình trạng bệnh này hoàn toàn khác biệt về cả tác nhân gây bệnh và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe.

Tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh thường là các loại virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Trong khi đó, bệnh cảm cúm lại bắt nguồn từ các loại virus cúm A và B. Ngoài ra, cảm lạnh triệu chứng cũng có mức độ ít nghiêm trọng hơn so với các triệu chứng gây ra do cúm.

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau thế nào?

Đối với bệnh cảm lạnh thông thường sẽ tác động tới các cơ quan như xoang, mũi hoặc họng, kèm theo các triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi chỉ sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, bệnh cúm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe như nhiễm trùng tai, xoang, viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp thời.

Thời gian phát bệnh cảm lạnh

Sau khi cơ thể nhiễm virus cảm lạnh từ 1 – 3 ngày. Người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng cảm lạnh. Đau họng và chảy nước mũi thường là dấu hiệu cảm lạnh đầu tiên. Sau đó là ho và hắt hơi. Tùy cơ địa từng người mà các triệu chứng này có thể tồn tại từ 3-7 ngày. Thậm chí là kéo dài đến 10-14 ngày.

Những triệu chứng nhận biết bệnh cảm lạnh

Sau khi cơ thể nhiễm virus cảm lạnh từ 1-3 ngày, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng cảm lạnh. Đau họng và chảy nước mũi thường là dấu hiệu cảm lạnh đầu tiên, sau đó là ho và hắt hơi. Tùy cơ địa từng người mà các triệu chứng này có thể tồn tại từ 3-7 ngày, thậm chí là kéo dài đến 10-14 ngày.

Các dấu hiệu cảm lạnh có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảm lạnh thường gặp phải bao gồm:

Gây chảy nước mũi và nghẹt mũi

Một trong các triệu chứng cảm lạnh phổ biến nhất chính là chảy nước mũi và nghẹt mũi. Nguyên nhân là do chất lỏng dư thừa trong mũi làm cho các mạch máu và màng nhầy ở đây bị sưng lên.

Gây chảy nước mũi và nghẹt mũi

Trong 3 ngày đầu tiên bị cảm lạnh, nước mũi sẽ khá lỏng và hơi nhầy. Nhưng sau đó chúng có xu hướng trở nên đặc và sẫm màu hơn (có thể là màu vàng hoặc xanh). Ngoài ra, khi cơn cảm lạnh diễn ra, người bệnh cũng có thể bị chảy dịch mũi sau, chất nhầy sẽ chảy từ mũi xuống cổ họng.

Cảm lạnh sẽ gây đau họng

Triệu chứng cảm lạnh khác mà bạn có thể gặp phải đó chính là đau họng. Cổ họng của bạn sẽ có cảm giác khô, ngứa và khó chịu. Tình trạng đau họng nghiêm trọng còn có thể gây khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn. Nguyên nhân là do virus cảm lạnh xâm nhập vào các mô ở họng gây viêm sưng. Ngoài ra, tình trạng đau họng cũng có thể là do chảy dịch mũi sau hoặc cổ họng bị khô nóng.

Hắt hơi là một trong những triệu chứng của bệnh

Một triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện muộn hơn. Là những cơn hắt hơi kéo đến liên tục với tần suất khá nhiều lần trong ngày; do màng nhầy của mũi và cổ họng bị kích thích. Khi virus cảm lạnh xâm nhập đến các tế bào ở mũi. Cơ thể sẽ tiết ra một chất trung gian gây viêm tự nhiên. Các chất trung gian này làm cho mạch máu giãn ra và rò rỉ. Đồng thời tuyến chất nhờn cũng tiết ra chất lỏng kích thích những cơn hắt hơi kéo dài.

Ho là dấu hiệu nhận biết cảm lạnh

Ho khan hoặc ho có đờm cũng có thể là triệu chứng cảm lạnh mà nhiều người gặp phải. Tình trạng ho nhẹ sẽ có thể kéo dài đến tuần thứ hai của đợt cảm lạnh. Vì cảm lạnh có thể kích hoạt cơn hen suyễn nên những người bị hen suyễn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là khi bị cảm lạnh.

Cơ thể có thể bị sốt và nhức đầu nhẹ

Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị sốt và nhức đầu nhẹ khi bị cảm lạnh. Đôi khi, bạn có thể nhầm lẫn các triệu chứng cảm lạnh với viêm mũi dị ứng, cảm cúm hoặc viêm xoang. Nếu các triệu chứng bắt đầu nhanh chóng và cải thiện sau một tuần thì đó chính là cảm lạnh. Còn nếu các biểu hiện của cảm lạnh không cải thiện sau một tuần, bạn có thể đã bị nhiễm vi khuẩn và bị cảm cúm. Một số trường hợp cảm cúm nhẹ thường có các triệu chứng giống như cảm lạnh.

Cơ thể có thể bị sốt và nhức đầu nhẹ

Trường hợp bệnh cảm lạnh nào bạn cần gặp bác sĩ?

Các triệu chứng cảm lạnh thông thường đôi khi không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi theo thời gian. Việc điều trị thường chỉ là dùng thuốc kháng sinh không kê đơn, truyền dịch hoặc nghỉ ngơi để làm giảm bớt cảm giác khó chịu. Đa số trường hợp bị cảm lạnh sẽ khỏi hẳn sau khoảng 7-10 ngày.

Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám trong những trường hợp sau:

  • Sốt trên 38°C, sốt kéo dài hơn 3 ngày. Kèm theo đau họng, đổ mồ hôi và có cảm giác ớn lạnh.
  • Chảy mũi và nghẹt mũi kéo dài hơn 10 ngày. Theo đó là những cơn đau đầu dữ dội hoặc đau quanh mũi trong hơn 1 tuần. Lúc này bạn có nguy cơ bị viêm xoang.
  • Ho ra máu, ho có đờm, ho dữ dội khi nằm xuống, ho kèm theo tiếng ồn lớn khi hít vào; ho kèm theo sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm trong hơn 1 tuần.
  • Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày và không thuyên giảm.
  • Nôn mửa, đau bụng.
  • Đau tai, tức ngực.
  • Bị cứng cổ hoặc đau đầu dữ dội.
  • Khó thở, thở khò khè hoặc thở gấp.

Đừng bao giờ coi thường các triệu chứng cảm lạnh. Bởi khi cơ thể yếu, cảm lạnh có thể làm suy giảm sức đề kháng, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, bị hen suyễn hoặc gặp vấn đề về hô hấp mãn tính, cảm lạnh có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và dẫn đến bệnh viêm phế quản hoặc viêm phổi.