Các bệnh răng miệng ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu có những triệu chứng về răng miệng, trẻ nên được điều trị sớm để không có di chứng về sau, ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng thường ngày của các bé. Vì vậy, bố mẹ cần nắm được các kiến thức về những căn bệnh răng miệng thường gặp để có cách phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả nhất; góp phần giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp đến mãi sau này. Bài viết sau đây sẽ nêu một số bệnh răng miệng hay gặp ở trẻ.
Những bệnh răng miệng mà trẻ thường mắc phải
Theo bác sĩ Hồ Vân Phụng, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, phụ huynh cần lưu ý phòng bệnh, phát hiện sớm một số bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ, đưa đến cơ sở uy tín để bác sĩ thăm khám, khắc phục kịp thời.
Bệnh sâu răng phổ biến ở trẻ
Sâu răng không chỉ là bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em mà rất nhiều người lớn cũng gặp mắc phải. Hiện tượng sâu răng hình thành do men răng bị ăn mòn bởi các mảng bám vi khuẩn trên răng. Giai đoạn đầu sâu răng chỉ có biểu hiện trên bề mặt răng là các lỗ sâu li ti màu đen, lâu dần răng sâu nghiêm trọng hơn, làm viêm tủy răng khiến trẻ đau nhức, chán ăn, thậm chí trẻ có thể sốt.
Nguyên nhân gây ra bệnh răng miệng trẻ em này là do chăm sóc răng miệng sai cách, trẻ ăn nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn có chứa nhiều axit nhưng không được vệ sinh kỹ lưỡng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tấn công làm mòn men răng của trẻ.
Viêm chân răng
Viêm nướu hay còn gọi viêm chân răng là hiện tượng viêm nhiễm vùng nướu, sưng tấy và dễ chảy máu quanh răng. Bệnh răng miệng này xảy ra nhiều nhất là khi trẻ mọc răng hoặc khi cao vôi răng bám nhiều ở chân răng. Bố mẹ có thể nhận biết bệnh lý qua các dấu hiệu lợi sưng đỏ, chảy máu và hôi miệng.
Nếu kéo dài mà không điều trị sẽ trở thành mãn tính dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, viêm nha chu, làm tổn thương đến cấu trúc xương hàm và các dây chằng quanh răng, khiến răng trẻ bị rụng sớm.
Viêm tủy răng cần chữa trị sớm
Viêm tủy răng là một phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh. Bệnh có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn; nhiều dạng thương tổn khác nhau: viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm), viêm tủy răng cấp, viêm tủy mạn tính. Khi tủy răng bị viêm, cần điều trị giải quyết triệt để: trước tiên là dùng thuốc giảm đau, sau đó điều trị viêm tủy răng (lấy bỏ tủy răng, hàn kín ống tủy…)
Trẻ thường đau nhức răng từng cơn liên tục về đêm, không ngủ ngon được. Khi răng bị sâu, không chữa trị hiệu quả sẽ khiến cho vi khuẩn dần dần ăn sâu vào tủy răng, gây bệnh lý này. Trong và sau điều trị cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng bệnh sâu răng.
Áp xe quanh chân răng gây nhiễm trùng
Đây là bệnh nhiễm trùng tủy răng lâu ngày gây lan tỏa nhiễm trùng sang mô mềm quanh chóp răng. Bệnh biểu hiện với khối sưng ở phía nướu răng, ấn mềm, căng bóng. Đôi khi có hình ảnh rỉ mủ màu trắng đục. Bệnh này ít gây đau, người nhà thường phát hiện khi thấy khối sưng ở nướu răng của trẻ.
Viêm, loét răng miệng
Các vết loét ở vùng niêm mạc miệng như môi, má và nướu răng gây đau đớn; rất khó chịu cho trẻ. Nhất là khi ăn, nói hoặc cử động. Khi ăn uống những thực phẩm nóng, lạnh có chất kích thích. Trẻ càng dễ bị đau hơn tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh.
Khi trẻ có những vết loét này xuất hiện trong miệng, đó là lúc hệ miễn dịch đang suy giảm. Phụ huynh nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn này.
Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Bệnh thường gặp
Bài Viết Tương Tự
Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh thông thường bạn cần lưu ý
Một số loại bệnh thường gặp khi tiết trời vào mùa thu
Điểm danh những bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ