23/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Bật mí kinh nghiệm điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

chàm sữa ở trẻ sơ sinh
10 phút, 39 giây để đọc.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là những vết tích sau khi sinh để lại và nó có thể ở lại làn da bé cho đến khi trưởng thành hay là mãi mãi. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc đúng cách cho làn da bé với những phương pháp chăm sóc da phù hợp thì có thể giúp bé loại bỏ các vết chàm sữa. Vậy làm thế nào các bậc phụ huynh có thể tiếp cận được các phương pháp loại bỏ chàm sữa và hiểu đúng về chúng. Bài viết dưới đây của yisisj.com sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về chàm sữa đồng thời các phương pháp loại bỏ chúng hiệu quả.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh 

Chàm sữa là tên của nhóm bệnh da liễu với biểu hiện ngứa, viêm da hoặc phát ban diện rộng. Có 7 dạng chàm sữa thường gặp: viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, tổ đỉa, chàm bội nhiễm, viêm da tiết bã, viêm da ứ nước.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh 

Những vị trí thường xuyên xuất hiện

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trị như má, da đầu, nửa thân trên và tứ chi. Với trẻ lớn hơn và với người trưởng thành, chàm thường bùng phát ở tay và chân. Chàm sữa cũng có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay. Chàm sữa gây ngứa ngáy, khó chịu, giảm chất lượng giấc ngủ, biếng ăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động hằng ngày của bé.

Nguyên nhân làm cho bé bị chàm sữa

Chàm sữa là kết quả của phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Nguyên nhân chính xác của chàm sữa hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng tìm thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của các các chất gây dị ứng, vi khuẩn và các yếu tố về gen đến sự hình thành và tiển triển nặng của chàm.

Khoảng 20-30% trẻ bị chàm sữa có chứa một loại gen khiến cho lớp biểu bì ngoài cùng của da dễ bị tổn thương hơn người bình thường. Da của em bé luôn trong tình trạng khô nứt, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh bên ngoài tấn công.

Do nguyên nhân chính của chàm đến từ bất thường của gen và hệ thống miễn dịch, không có cách nào để trị chàm dứt điểm ngay. Tình trạng của bé sẽ chỉ cải thiện khi bé lớn hơn, sức đề kháng dần khỏe mạnh. Khoảng 70% bé bị chàm sẽ khỏi hẳn, số còn lại sẽ gắn bó với bệnh suốt cả cuộc đời. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu và xác định rõ mục tiêu điều trị chàm cho bé là: Áp dụng các biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng an toàn – không lạm dụng corticoid.

Những giai đoạn phát triển của chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Để tiện cho mẹ trong quá trình điều trị chàm sữa ở trẻ, mẹ có thể căn cứ vào 5 giai đoạn chính của chàm sữa dưới đây.

Giai đoạn 1: Da tấy đỏ

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Lúc này, các vùng da bị tổn thương của trẻ xuất hiện màng đỏ và bắt đầu có dấu hiệu ngứa. Ngoài ra còn có những hạt nhỏ có màu hơi trắng trên bề mặt da sau đó tạo thành mụn nước.

Giai đoạn 2: Nổi mụn nước

Bước vào giai đoạn này, làn da của bé sẽ đỏ hơn, những mụn nước nhỏ hợp lại với nhau thành mụn nước lớn có chứa dịch trong, nông và mọc dày. Khi trẻ gãi, mụn này bị vỡ và lan ra các vùng da xung quanh.

chàm ở trẻ

Giai đoạn 3: Chảy nước

Đây là giai đoạn vùng da tổn thương xuất hiện nhiều vết trầy xước. Khi trẻ gãi, mụn nước vỡ ra và rất dễ bị bội nhiễm.

Giai đoạn 4: Da nhẵn

Các mụn nước vỡ ra sau một thời gian đọng lại trên da sẽ là huyết thanh. Lâu dần hình thành nên những vảy tiết dày, vảy khô bong ra và để lại lớp da nhẵn bóng.

Giai đoạn 5: Bong vảy da

Lớp da vừa được tái tạo ở giai đoạn 4 sẽ nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy, thường kèm theo ngứa. Nếu các mẹ không có kinh nghiệm điều trị chàm cho bé có thể làm bé bị đau và để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

Những cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà

Cần kiểm soát các yếu tố nguyên nhân

Mục tiêu: Tránh hoàn toàn hoặc loại bỏ một phần các yếu tố gây kích ứng da, giảm tình trạng bùng phát bệnh.

Ở trẻ sơ sinh, các yếu tố phổ biến gây kích ứng thường là những tác nhân tiếp xúc trực tiếp với da bé:

  • Các loại sữa tắm, sữa dưỡng thế
  • Các tác nhân dị ứng từ môi trường: nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa, bụi….
  • Quần áo sử dụng vài thô hoặc nhiều tơ, sợi, họa tiết cứng
  • Mồ hôi
  • Nước bọt của trẻ

Cha mẹ cần xem xét lại sữa tắm, bột giặt đang dùng cho bé liệu có chứa chất làm kích ứng da. Khi lựa chọn áo quần, nên cố gắng tìm mua chất liệu vải mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt, cần hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông thú, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc… bên ngoài.

Cần kiểm soát nhiễm khuẩn tại vết chàm

Mục tiêu

Đây là một trong những nguyên tắc căn bản trong chăm sóc bé bị chàm sữa. Bởi dù chàm sữa xuất phát từ nguyên nhân nào thì yếu tố khiến chàm sữa nặng thêm, lâu khỏi, khó chữa là do tình trạng bội nhiễm, nhiễm khuẩn tại vùng da bị chàm. Với trường hợp chàm xuất hiện khi trẻ còn nhỏ, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc cẩn thận. Lạm dụng kháng sinh từ khi còn nhỏ ngoài gây tác dụng phụ thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ kháng thuốc về sau.

Do đó, thay vì việc sử dụng kháng sinh, các dung dịch kháng khuẩn ngoài da là lựa chọn của chuyên gia y tế. Đây là giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn an toàn, không tác dụng phụ, không gây đề kháng. Nó phù hợp để sử dụng lâu dài cho em bé để làm sạch ngoài da.

Sản phẩm khuyên dùng

Dizigone là dung dịch kháng khuẩn được xử lý theo công nghệ EMWE, giúp tiêu diệt các tác nhân kích ứng nhờ thành phần tương tự miễn dịch tự nhiên. Dizigone ưu việt hơn các dung dịch sát khuẩn ngoài da thông thường.

Trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ đã chứng minh Dizigone tiêu diệt 100% mầm bệnh có hại CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Do đó, Dizigone được coi là giải pháp phù hợp nhất để ngăn ngừa nhiễm khuẩn và bội nhiễm cho bé bị chàm.

Thường xuyên dưỡng ẩm, chăm sóc da cho bé

Mục đích

Giúp giảm khô ngứa, nứt nẻ cho da bé, tạo hàng rào da khỏe mạnh, chống chọi được với sự tấn công của các tác nhân gây kích ứng bên ngoài.

Các sản phẩm dưỡng ẩm có thể ở dạng kem, dầu dừa hoặc thuốc mỡ. Tùy vào tình trạng khô nứt của da, cha mẹ có thể lựa chọn loại sản phẩm phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu, kem dưỡng ẩm dạng đặc sẽ giúp giữ ẩm tốt hơn các dạng dung dịch cấp ẩm.

Bên cạnh đó, các kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên nên được ưu tiên hàng đầu. Các sản phẩm chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản có thể gây kích ứng nhiều cho da chàm của bé.

Sản phẩm chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh khuyên dùng

Sản phẩm khuyên dùng: Kem Dizigone Nano bạc

Dizigone Nano bạc chứa các thành phần: Nano Bạc, D-panthenol, chiết xuất lô hội, chiết xuất cúc La Mã và tinh dầu Tràm. Không chỉ giúp dưỡng ẩm da bé, sản phẩm còn có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm, kích thích tái tạo tế bào da một cách tự nhiên.

Khi kết hợp sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc, tình trạng chàm của bé được cải thiện nhanh chóng nhờ:

  • Được kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật và các tác nhân gây kích ứng
  • Được dưỡng ẩm, làm dịu, giảm ngứa ngáy khó chịu cho bé
  • Không chứa corticoid, không làm tình trạng chàm nặng thêm khi ngừng sử dụng

Sử dụng thuốc chống viêm da corticoid

Mục tiêu: Giúp giảm phản ứng viêm trong đợt bùng phát của chàm sữa.

Tuy nhiên việc sử dụng kem bôi chứa corticoid cần phải có sự đồng ý của bác sĩ bởi các tác dụng phụ nghiêm trọng của corticoid đối với trẻ em. Không dùng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ.

Chỉ nên dùng corticoid ở liều thấp để điều trị cho các bé. Thời gian ngắn trong khoảng từ 5 – 7 ngày. Thuốc tham khảo: Emuvate (Clobetasone butyrat) dạng kem bôi tại chỗ, ngày bôi 1-2 lần, thời gian dùng không quá 1 tuần.

Kiểm soát hiện tượng ngứa, phát ban trên da bé

Mục tiêu: Cải thiện các triệu chứng ngứa, phát ban sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.

Các vết chàm thường gây ngứa, tuy nhiên cha mẹ nên để ý, tránh cho trẻ gãi, cào. Để tránh vết chàm tổn thương nặng hơn và nguy cơ nhiễm khuẩn.

Có thể dùng các thuốc kháng histamin cho trẻ bị chàm trên 2 tuổi để làm giảm các triệu chứng ngứa, phát ban. Việc dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Kiểm soát hiện tượng ngứa, phát ban trên da bé

Một số thuốc thường dùng: Các loại thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ, như loratadine (Claritin) và cetirizine (Zyrtec). Các thuốc kháng histamine thế hệ cũ như diphenhydramine (Benadryl) thường sẽ khiến trẻ buồn ngủ.

Tắm cho bé bằng nước ấm kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm

Tắm cho bé hằng ngày, thời gian tắm từ 5-10 phút/lần và dùng kem dưỡng ẩm. Ngay sau khi tắm là một trong những biện pháp hiệu quả. Giúp giảm nhẹ tình trạng chàm sữa ở trẻ.

Một số lưu ý khi tắm cho bé:

  • Nên sử dụng nước ấm, không dùng nước nóng để tránh làm khô da bé
  • Không sử dụng các loại sữa tắm chứa nhiều chất tẩy rửa, tạo bọt, tạo mùi
  • Quan sát sự thay đổi của da bé sau mỗi lần tắm để kịp thời theo dõi tiến triển bệnh
  • Nhẹ nhàng lau khô cho bé bằng khăn mềm. Không nên để da bé ẩm ướt sẽ dễ gây nhiễm nấm, vi khuẩn, làm chàm sữa nặng thêm. Tuy nhiên cũng không nên lau quá khố. Tốt nhất là nên giữ một độ ẩm nhất định cho da bé. Sau đó thoa các sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho da em bé.

Sử dụng phương pháp quấn ướt cho vết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trong trường hợp chàm sữa thể nặng. Các bác sĩ nhi khoa có thể áp dụng phương pháp quấn ướt. Mục đích là giữ ẩm cho vết chàm sữa hiệu quả hơn.

  • Bước 1: Tắm cho bé bằng nước ấm, lau khô nhẹ nhàng
  • Bước 2: Thoa một lớp kem dưỡng ẩm
  • Bước 3: Dùng 1 miếng gạc hoặc bông sạch, tẩm nước ấm, sạch và đắp lên bên trên
  • Bước 4: Quấn 1 lớp băng/gạc mỏng, khô bên ngoài để cố định, giữ trong 3-8 giờ

Có thể lặp lại phương pháp quấn ướt trong 24-72h. Thời gian áp dụng phương pháp không quá 1 tuần.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Hãy đưa trẻ đi tái khám nếu tình trạng bệnh của bé: không thuyên giảm sau một tuần điều trị. Hoặc khi vùng da bị tổn thương của bé có các vảy màu vàng hoặc nâu nhạt. Xuất hiện mụn nước… Đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn cần phải sử dụng đến kháng sinh.

Ngoài ra, bạn nên giữ bé tránh xa những người bị lở miệng (cold sore) hay mụn giộp sinh dục. Nguyên nhân là việc mắc bệnh chàm khiến bé có nhiều nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh đó.