07/10/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Tiêu chảy ở trẻ em thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý điều gì?

tiêu chảy ở trẻ em
7 phút, 38 giây để đọc.

Tiêu chảy ở trẻ em là một chứng bệnh rất gặp. Vì trẻ em là đối tượng có hệ tiêu hoá còn khá kém và rất dễ mắc phải các bệnh tiêu chảy nếu như không được chăm sóc kĩ lưỡng về chế độ dinh dưỡng cho bé. Vậy nếu như trẻ nhà mình bị mắc bệnh tiêu chảy thì bố mẹ cần làm gì để có thể nhận biết sớm cũng như giúp trẻ sớm tới các cơ sở y tế để điều trị thật hiệu quả nhất, hãy cùng yisisj.com theo dõi bài viết dưới đây để có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ lúc bị tiêu chảy nhé.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em phổ biến nhất là do virus. Cụ thể, trẻ bị tiêu chảy có thể là do nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như Salmonella. Hiếm gặp hơn nữa là nhiễm ký sinh trùng như Giardia
  • Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh, có thể bao gồm buồn nôn và có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ
  • Nếu bạn và bé đã đi du lịch ngoài nước gần đây, hãy cho bé đi khám bác sĩ, con bạn rất có thể cần phải xét nghiệm phân
  • Các loại thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em?

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em là trẻ đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bé bị tiêu chảy có thể đi kèm với các triệu chứng như:

  • Phân có lẫn máu
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Đau bụng dữ dội
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Ăn không ngon

Nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

Nếu bé bị tiêu chảy, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn. Để hệ tiêu hóa của bé có thể làm việc từ từ và không quá sức. Ruột non và hệ thống tiêu hóa của bé lúc này còn rất yếu. Bên cạnh khuyến khích con bổ sung thêm nước thì dưới đây là một số thực phẩm mà trẻ bị tiêu chảy có thể ăn gồm:

Cho trẻ sử dụng gừng

Gợi ý trả lời cho thắc mắc trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì chính là gừng. Gừng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn và làm thuốc. Gừng được xem là thần dược trong việc hỗ trợ tiêu hóa.

Trẻ bị tiêu chảy nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus

Lợi ích của gừng giúp kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn. Nhưng không gây hiện tượng co thắt quá mức. Giúp cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, chống đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Bố mẹ có thể cho bé uống nước ấm cùng một vài lát gừng sẽ giúp con cảm thấy thoải mái hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước chanh

Nước chanh tự nhiên có chứa nhiều axit citric và vitamin C, cả 2 đều có tính kháng khuẩn. Vitamin C có thể kích thích và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Uống một lượng vừa đủ nước chanh không đường sẽ tốt cho bệnh tiêu chảy liên quan đến vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Ngoài ra, khi điều trị tiêu chảy ở trẻ em, nước chanh đóng vai trò quan trọng. Trong việc bổ sung nước, chất điện giải và calo cho cơ thể. Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn hãy hòa nước chanh với nước ấm và một tí muối cho trẻ uống để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cho trẻ ăn gạo trắng

Mặc dù thường bị nhiều bố mẹ bỏ qua, nhưng gạo là thực phẩm dễ tiêu hóa cho trẻ, đặc biệt là khi bị tiêu chảy. Gạo giúp làm se và giúp cho phân của trẻ cứng hơn. Đây cũng nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời vì nó có chứa nhiều carbohydrate.

Ngoài ra, gạo còn giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích cho nhu động ruột bình thường. Bạn nên cho trẻ ăn cháo hoặc cơm nấu gạo trắng thay vì gạo lứt, vì gạo lứt chứa nhiều chất xơ khó tiêu, có thể càng dễ khiến con bị tiêu chảy trầm trọng hơn.

Có thể cho trẻ ăn bánh mì

Bánh mì là một món ăn thích hợp cho con con ăn khi bé bị tiêu chảy. Bánh mì trắng sẽ giúp con cảm thấy no nhưng không quá đầy bụng. Đồng thời giúp giữ nước trong cơ thể, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.

Nên cho trẻ ăn súp hoặc cháo gà

Cho trẻ bị tiêu chảy ăn súp hoặc cháo sẽ giúp con vừa bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết mà lại giúp bé bổ sung thêm chất lỏng, phù hợp với thể trạng hiện tại của con yêu

Không nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

Sau khi tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Bố mẹ cũng đừng bỏ qua các thực phẩm mà trẻ bị tiêu chảy kiêng ăn để giúp con nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường, hạn chế nguy cơ tiêu chảy diễn ra trầm trọng hơn.

Không nên cho trẻ dùng sữa và các chế phẩm của sữa

Sữa công thức và sữa bò có thể gây tiêu chảy cho trẻ em. Các loại đường trong công thức có thể làm trẻ bị tiêu chảy nặng hơn, còn các protein trong sữa có thể làm trẻ khó tiêu hóa. Do đó, bạn nên tránh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa công thức hoặc sữa bò.

Tránh sử dụng một số loại trái cây, nước ép

Vì cơ thể bé có thể chưa có khả năng tiêu hóa các loại đường trong trái cây và những loại đường này có thể gây khó chịu cho trẻ. Do đó, trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi có thể bị tiêu chảy khi sử dụng bất kỳ loại nước trái cây nào. Một số loại trái cây và nước trái cây bạn cần tránh cho trẻ dùng như nước ép táo, đào và lê.

Tránh sử dụng một số loại trái cây, nước ép

Hạn chế các thực phẩm như cá, tôm và các loại thủy sản

Trong nhóm thực phẩm này có chứa các protein kích ứng, có thể gây dị ứng cho trẻ, gây cho trẻ bị đau bụng và nôn trớ. Hơn nữa, các loại thủy sản này có lớp chất nhày ở bề mặt, mùi tanh dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Những vi khuẩn này là những mầm bệnh hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ. Vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy bạn nên tránh cho trẻ ăn nhé!

Hạn chế các sản phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ

Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên hạn chế cho con ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc những món ăn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, thịt xào, thịt nướng…

Tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đi khám?

Tiêu chảy thường biến mất sau một vài ngày nhưng có thể dẫn đến biến chứng. Nếu con bạn có bất cứ triệu chứng sau, hãy đưa bé đi khám ngay:

  • Không thể đứng lên
  • Choáng hoặc chóng mặt
  • Tiêu chảy hơn ba ngày
  • Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi
  • Ói mửa ra chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng lẫn máu
  • Bị sốt hơn 40 độ C hoặc trên 38 độ C với bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi
  • Có triệu chứng mất nước
  • Đi phân có máu
  • Nhỏ hơn một tháng tuổi và bị ba hoặc nhiều đợt tiêu chảy
  • Đi phân trong vòng tám giờ và không uống đủ nước
  • Bị phát ban
  • Không đi tiểu trong 6 giờ nếu là em bé hoặc 12 giờ nếu là trẻ lớn

Chú ý rằng nếu bé bị sốt trên 38 độ C, bạn không được cho bé uống thuốc hạ sốt.