23/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Bật mí những mẹo chăm sóc cho làn da cho bé

chăm sóc da cho bé
8 phút, 7 giây để đọc.

Người xưa có câu nhất dáng nhì da đã thể hiện được sử quan trọng của làn da trong cuộc sống. Vậy nên việc bảo vệ làn da cho trẻ ngay từ những ngày đầu được các bậc phụ huynh rất chú trọng. Tuy nhiên làm thế nào để có thể bảo vệ và chăm sóc làn da cho bé trở nên mềm mịn hơn bao giờ hết thì không phải điều dễ dàng gì. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của yisisj.com để hiểu hơn về cách bảo vệ và chăm sóc da cho các bé từ những ngày đầu nhé.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có 4 loại da, mẹ đã biết chưa?

Chăm sóc da thường mềm mại và mịn màng

Da vốn được xem là một lớp màng giúp ngăn cách và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài. Không những vậy, với em bé, da còn cung cấp sự bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển cảm giác. Chính vì vây, cha mẹ nên chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ ngay từ khi bé chào đời. Da thường là loại da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, bé cưng nhà bạn sẽ sở hữu loại da này nếu có những đặc điểm sau:

  • Da bé mềm mại, mịn màng và độ đàn hồi tốt
  • Bé có một làn da hồng hào
  • Không có dấu hiệu bị khô, bong tróc hoặc ít khi bị nổi các đốm da đỏ
  • Ít khi bị kích ứng

Chăm sóc da thường mềm mại và mịn màng

Da khô và cách giữ ẩm thường xuyên

Da khô cũng là một loại da khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé cưng nhà bạn sẽ có làn da này nếu da của bé có các đặc điểm sau:

  • Thô ráp
  • Thường xuyên bị bong tróc khi bị cọ xát
  • Hay xuất hiện các đốm da đỏ
  • Có các vết nứt nhỏ da

Da chàm thể tạng cần chăm sóc và điều trị đúng cách

Theo nghiên cứu, làn da của bé thường mỏng hơn 20% so với làn da của bạn. Chính vì vậy da bé rất dễ bị mất nước và khô. Với những bé có làn da dễ bị chàm, bạn cần phải chú ý chăm sóc nhiều hơn. Bởi da chàm rất dễ bị kích ứng. Bé cưng nhà bạn sở hữu loại da chàm thể tạng nếu làn da của bé có những đặc điểm sau:

  • Da bé cực kỳ khô
  • Sần sùi và có những vết bong da
  • Các vết đỏ, khô và sần sùi xuất hiện thường xuyên hoặc theo chu kỳ, đặc biệt là ở mặt, ở các vùng da có nếp gấp (cổ, khuỷu tay, đầu gối) và trên các chi (tay, cổ tay, mắt cá chân)
  • Da rất ngứa, đôi khi dẫn đến mất ngủ

Da rất nhạy cảm hay bị dị ứng

Phần lớn trẻ sơ sinh đều có làn da rất mỏng manh và rất dễ bị tổn thương. Thế nhưng, có những bé sẽ có làn da còn nhạy cảm hơn so với những bé khác. Việc xác định làn da của bé có phải là da nhạy cảm hay không rất đơn giản. Những bé có loại da này sẽ rất dễ bị ửng đỏ và kích ứng với các loại sữa tắm, kem dưỡng, thời tiết, thậm chí nhiệt độ thay đổi cũng có thể khiến da bé bị kích ứng. Điều này khiến bé dễ gặp phải các vấn đề sau:

  • Hăm tã: là tình trạng viêm ở vùng da mặc tã, nguyên nhân có thể là do bé mặc tã ướt thường xuyên hoặc loại tã mà bé đang sử dụng có chứa chất gây kích ứng da.
  • Rôm sảy: Xuất hiện các mụn nhỏ, màu hồng ở những vùng dễ ra mồ hôi như cổ, vùng tã, nách và trán. Thời tiết ẩm có thể nguyên nhân gây ra vấn đề này. Những bé có làn da nhạy cảm thường dễ gặp phải tình trạng này mỗi khi vào mùa nóng.

da nhạy cảm

Cách chăm sóc cho da bé mịn màng, khỏe mạnh

Hạn chế tắm thường xuyên cho bé

Chăm sóc da thông qua việc tắm cho bé thường xuyên có thể lấy đi các loại dầu tự nhiên trên da, giúp bảo vệ da của bé. Điều này có thể làm cho da dễ bị tổn thương, khô và có thể dẫn tới bệnh chàm.

Cơ thể các bé không bẩn như bạn nghĩ, chỉ ngoại trừ những lúc bé chảy nước dãi và thay tã. Vì vậy việc tắm quá thường xuyên là điều không cần thiết. Trong tháng đầu tiên, bé chỉ cần tắm hai hoặc ba lần một tuần là đủ. Đối với nước dãi và khu vực mặc tã, bạn hãy rửa sạch bằng nước hoặc các loại xà phòng dịu nhẹ dành riêng cho bé.

Bạn không nên rửa mắt của bé, trừ khi được bác sĩ chỉ định. Nếu mắt bé có nhiều ghèn, tốt nhất là bạn chỉ nên lau nhẹ nhàng bằng khăn bông nhúng ít nước vô trùng và hơi lạnh, sử dụng 2 khăn khác nhau cho 2 bên mắt.

Không quá lo lắng về chất sáp trắng trên da

Sau khi sinh, da của bé sẽ có một lớp sáp màu trắng kem bao phủ. Lớp sáp đó được gọi là bã nhờn thai nhi và chúng sẽ rơi ra một cách tự nhiên, bạn không cần phải chà xát mạnh.

Bạn có thể sử dụng một loại lược dành cho bé để chải hết đi những mảnh bụi bẩn khỏi tóc bé. Đây là một cách dùng thay thế dầu gội trong những tuần đầu sau khi bé mới sinh.

Hạn chế sử dụng xà phòng tắm cho bé

Nếu bé cưng của bạn không bò trườn nhiều dưới nền gạch thì bạn không cần phải dùng xà phòng để tắm cho bé. Bạn chỉ cần tắm bằng nước, và nhớ rửa kỹ cho bé ở những vùng da có nếp gấp như cổ, nách và đùi.

Hạn chế sử dụng xà phòng tắm cho bé

Nếu sử dụng xà phòng, bạn nên sử dụng lượng ít nhất có thể. Hãy chọn loại dịu nhẹ, ít hương thơm và không gây kích ứng mắt.

Giặt sạch quần áo trước khi mặc cho bé

Bạn nhớ là phải luôn giặt quần áo trước khi mặc lên người bé, kể cả đồ mới mua. Bởi vì bạn không thể biết những bộ quần áo này đã dính hay tiếp xúc với thứ gì. Bạn không cần phải sử dụng loại bột giặt chuyên dùng cho quần áo của trẻ. Vì hầu hết các bột giặt hiện nay đều không gây kích ứng cho da bé. Do đó, sẽ thuận tiện hơn cho bạn khi quần áo của bé sử dụng loại bột giặt giống như cả nhà. Nhưng nếu muốn an toàn hơn, bạn có thể sử dụng loại bột giặt phù hợp với bé.

Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Cũng giống như chúng ta, da của bé rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, thậm chí nhạy cảm hơn cả người lớn. Khi dẫn bé ra ngoài, bạn hãy mặc quần áo che nắng cho bé bao gồm: mũ; áo tay dài; quần và vớ. Bạn nên chọn vật liệu mỏng nhẹ để bé không quá nóng.

Bạn nên để bé luôn được ở trong bóng mát bằng cách dùng mái che của xe đẩy, dùng ô hoặc đứng dưới bóng cây. Tốt nhất là bạn nên sử dụng kem chống nắng trên những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của bé. Bạn có thể hỏi bác sĩ các loại kem chống nắng phù hợp cho làn da của trẻ.

Dưỡng da cho bé bằng kem dưỡng ẩm

Nếu da của bé khô hoặc nứt, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm được sản xuất dành riêng cho làn da mỏng manh của bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại dầu tự nhiên, chẳng hạn như: dầu ô liu; hạnh nhân, để cung cấp độ ẩm cho da bé. Tuy nhiên, một vài sản phẩm có thể gây ra dị ứng hoặc chàm tiếp xúc ở trẻ. Bạn nên tham khảo với bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho làn da bé cưng.

Bảo vệ bé khỏi côn trùng cắn

Hiện nay, có một số chất đuổi côn trùng kích ứng nhẹ lên da của bé. Bạn có thể cho thuốc ra tay mình, sau đó xoa lên da con, tránh để chúng rơi vào mắt hay miệng của bé.

Chú ý vùng da mặc tả

Mặc tã cả ngày gây bí bách và cọ xát giữa tã và da. Từ đó có thể gây kích ứng da của bé. Để khắc phục, bạn nên lau chùi vùng mặc tã bằng nước mỗi khi thay tã cho bé. Nên sử dụng các loại tã có khả năng thấm hút tốt. Việc này giúp giữ cho da luôn khô ráo và sạch sẽ. Trong trường hợp vùng mặc tã phát ban, viêm đỏ nhiều, bạn hãy cho bé đến gặp bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Nói chung, để chăm sóc làn da cho bé khỏe mạnh. Bạn nên thực hiện theo nguyên tắc “ít tác động có nghĩa là bảo vệ”. Có nghĩa là bạn nên ít tắm cho bé, dùng ít xà phòng, mặc tã trong thời gian ngắn. Nếu cần phải sử dụng bất kỳ sản phẩm da cho bé, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.