27/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Chăm sóc trẻ sinh non, sinh thiếu tháng đúng cách

chăm sóc trẻ
7 phút, 40 giây để đọc.

Áp lực chăm sóc gia đình và đặc biệt là chăm sóc con nhỏ là vấn đề cực kỳ nan giải của các bà mẹ. Đặc biệt là vấn đề chăm sóc trẻ sinh non thì lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy làm thế nào để giúp các bà mẹ có thể thuận lợi chăm sóc con khi bị sinh non để bé có thể phát triển một cách tốt nhất. Vậy nên hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về việc chăm sóc con nhỏ nếu bị sinh non ngay nhé.

Các tình trạng nghiêm trọng mà trẻ sinh non phải đối mặt

Hội chứng ngưng thở ở trẻ sinh non

Trẻ sinh non thường có các cơn ngưng thở nhẹ. Tình trạng này có thể được cải thiện khi chúng trưởng thành. Các bé sẽ không được xuất viện nếu các cơn ngừng thở này gây chậm nhịp tim hoặc làm thay đổi màu sắc gương mặt (chuyển xanh quanh vùng miệng). Bác sĩ sẽ theo dõi đến khi bé đạt đến nhịp thở ổn định. Thông thường là ở độ tuổi tương đương với thai 44 tuần.

Hội chứng ngưng thở ở trẻ sinh non

Các bác sĩ sẽ quyết định xem liệu trẻ có cần sử dụng các thiết bị theo dõi hay không. Nếu cần, bố mẹ của bé phải tham gia một khóa đào tạo về cách sử dụng các thiết bị này. Cũng như học cách thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ sơ sinh tại nhà.

Các vấn đề về hô hấp khác

Trẻ sinh non thường gặp các vấn đề về hô hấp và cần phải bổ sung thêm oxy bằng máy thở. Hầu hết trẻ sinh non khi đã xuất viện sẽ không cần phải thở bằng máy nữa. Tuy nhiên, một số trẻ mắc phải các hội chứng phổi mạn tính. Một trong số đó là hội chứng loạn sản phế quản phổi (bronchopulmonary dysplasia). Bé có thể cần bổ sung oxy và uống thuốc trong một thời gian dài sau khi xuất viện. Các thiết bị và thuốc cần thiết phải được lắp đặt và hướng dẫn sử dụng trước khi bố mẹ đưa trẻ về nhà.

Vấn đề cho ăn

Trẻ sinh non cần được chăm sóc nhiều hơn để theo kịp sự phát triển của trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, bạn không nên ép trẻ ăn quá nhiều vì hệ tiêu hóa của các bé vẫn chưa phát triển toàn diện. Một số trẻ sinh non có thể gặp khó khăn trong việc phối hợp mút, nuốt và thở khi bú. Vì vậy bạn có thể tạm thời cho trẻ ăn bằng ống thông mũi hoặc ống NG (ống đi qua mũi đến dạ dày).

Nhiễm trùng

Giống như các hệ thống cơ thể khác, hệ thống miễn dịch của trẻ sinh non không hoàn thiện như trẻ đủ tháng. Điều này khiến cho trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng (đặc biệt là virus) rất cao sau khi xuất viện.

Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Về dinh dưỡng

Lượng sữa cung cấp cho bé

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu. Khi bú sữa mẹ, trẻ sẽ ít gặp phải các vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ, dị ứng sữa… Ngoài ra sữa mẹ còn cung cấp đầy đủ các yếu tố về miễn dịch cho trẻ để chống chọi với bệnh nhiễm khuẩn. Do vậy, mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ ngày từ đầu.

chăm sóc trẻ sinh non

Lượng sữa cần thiết cho trẻ sinh non là:

  • Ngày thứ nhất 60 ml/kg/ngày
  • Ngày thứ hai 90 ml/kg/ngày
  • Ngày thứ ba 120 ml/kg/ngày
  • Ngày thứ tư 150 ml/kg/ngày

Ngoài ra, các mẹ nhớ chia số lần bú cho trẻ sơ sinh làm 8-12 lần/ngày. Nếu trẻ không bú được thì phải đổ thìa hay bằng ống thông dạ dày, trẻ dưới 32 tuần cần cho ăn bằng ống thông. Nếu trẻ bú được thì cho bú nhiều lần trong ngày theo nhu cầu của trẻ.

Trong những ngày đầu, với trẻ sơ sinh trọng lượng dưới 1500g, lượng ăn ít thì có thể truyền thêm Glucozơ 5-10% 80-100 ml/kg. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý là cơ miệng của trẻ sinh thiếu tháng khá yếu. Thậm chí đôi khi không đủ sức để hút sữa. Khi đó, người mẹ phải kiên nhẫn, không nản lòng. Khi con bỏ bú, không có nghĩa là con không muốn bú nữa hay đã no bụng – mà nguyên nhân chính là con không có sức để bú. Các bà mẹ cần hiểu được điều đó để có cách dỗ dành thích hợp.

Bổ sung vitamin cho bé

Ngoài ra, có thể tham khảo sử dụng thuốc bổ sung cho trẻ sinh non như sau:

  • Vitamin K 1-2mg/ngày tiêm bắp hoặc uống 1 mg/tuần cho đến khi trẻ đủ 40 tuần tuổi thai hiệu chỉnh
  • Vitamin C 50mg/ngày x 1 tháng
  • Vitamin B1 1mg/ngày x 1 tháng
  • Vitamin D 800 đv/ngày từ khi trẻ ăn qua đường miệng
  • Vitamin E 20mg/kg/ngày, từ tuần thứ 2×3-4 tuần
  • Sắt Sulfat 2mg/ngày từ tuần 4-6
  • Axit folic 50 microgam/ngày

Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ được dùng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng khi được bác sĩ cho phép. Nhu cầu của mỗi trẻ là khác nhau, do đó lượng dinh dưỡng trên cũng có thể thay đổi.

Chú ý khi chăm sóc cho trẻ sinh non tại nhà

Bên cạnh việc cho trẻ bú sữa mẹ đều đặn trong ngày, theo dõi xem nếu khỏe, trẻ tiểu ít nhất từ 6 – 10 lần mỗi ngày, trẻ lên cân đều, nước tiểu trong.

Tránh để trẻ bị trào ngược dạ dày

Bên cạnh đó, trẻ non tháng dễ bị trớ hoặc trào ngược dạ dày. Nôn trớ khi có 1 ít sữa trào ra ở khóe miệng sau mỗi lần bú, đây là hiện tượng bình thường, có thể bế đầu trẻ cao khi bú để hạn chế tình trạng này.

lồng kính

Còn trào ngược dạ dày thực quản là khi trẻ bị nôn ọc nhiều lần trong ngày. Đây là hiện tượng bệnh lý cha mẹ cần lưu ý. Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến trẻ chậm lên cân; hoặc không tăng cân; dễ bị viêm phổi tái diễn; quấy khóc vặn mình thường xuyên về đêm. Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày, cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa theo dõi và điều trị tích cực.

Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa. Phải cho trẻ dùng sữa ngoài thì cần xem trẻ có bị dị ứng sữa không, có bị rối loạn tiêu chảy không. Việc dùng sữa cũng cần theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa để phù hợp với lứa tuổi.

Chú ý vấn đề vệ sinh khi chăm sóc trẻ sinh non

Cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý, rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi chăm sóc trẻ. Những người bị bệnh đường hô hấp hoặc cúm không tiếp xúc và chăm sóc trẻ. Không hút thuốc lá gần trẻ.

Cần thay quần, áo cho trẻ mỗi ngày, khi quần áo hay khăn tã ướt thì phải thay ngay. Tắm cho trẻ mỗi ngày với nước đun sôi để đủ ấm khoảng 37 độ, tránh gió lùa khi đang tắm…

Tiêm chủng định kỳ

Mũi tiêm phòng đầu tiên cho trẻ là lao và viêm gan siêu vi B, ở trẻ non tháng có cân nặng > 2.000g sẽ được tiêm phòng ngay khi xuất viện hoặc lúc bắt đầu 2 tháng tuổi. Còn trẻ cân nặng nhỏ hơn 2.000g sẽ được tiêm phòng lúc 2 tháng tuổi.

Ngoài ra, còn những vấn đề khác về sức khỏe của trẻ cần được theo dõi và khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa hoặc sơ sinh…

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám

Nếu trẻ sinh non có những dấu hiệu nguy hiểm sau, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt:

  • Vàng da nhiều tăng nhanh
  • Ngủ nhiều khó thức dậy
  • Trẻ bú kém, khó thở, quanh môi, mắt hoặc miệng bị xanh tái.
  • Sốt hoặc hạ thân nhiệt,
  • Không tiểu > 12 giờ, không đại tiện > 4 ngày hoặc tiêu phân đen, có máu

Như vậy, khi chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ sinh non tại nhà, cha mẹ cần lưu ý nhiều hơn. Bởi cơ thể trẻ còn rất yếu, các cơ quan chưa hoàn thiện hết, rất dễ có nguy cơ bệnh tật và biến chứng. Chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non sẽ giúp trẻ thích nghi và phát triển tốt như trẻ sinh đủ tháng bình thường.