23/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Sẹo ở trẻ em và cách xử trí không để lại vết sẹo

Sẹo ở trẻ em
4 phút, 48 giây để đọc.

Sẹo là nỗi ám ảnh của rất nhiều người và đặc biệt đối với con gái. Thế nhưng trẻ nhỏ luôn hiếu động và thích khám phá những điều mới lạ xung quanh chúng. Điều này có thể khiến cho các bé bị ngã, va đập để lại sẹo và ảnh hưởng đến sau này. Vậy làm thế nào để có thể hạn chế tối đa sự xuất hiện của kẻ thù xấu xí này trong cuộc sống của con trẻ. Vậy thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về cách xử lý sẹo ở trẻ em và chăm sóc gia đình bạn tốt nhất nhé.

Các giai đoạn hình thành sẹo ở trẻ em

  • Tổn thương và viêm tấy: Khu vực tổn thương tập trung nhiều vi khuẩn, bạch cầu, hồng cầu và mất đi các cấu trúc da thông thường như nang lông; cơ dựng lông; tuyến bã nhờn; tuyến mồ hôi; collagen và elastin
  • Hình thành mô mới: Được điều trị tốt miệng vết thương sẽ khô, đóng vảy. Các mô mới: mạch máu; collagen; mô hạt được hình thành để thay thế các cấu trúc đã bị tổn thương và làm liền vết thương

Quá trình hình thành mô mới diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Tình trạng, mức độ nhiễm trùng
  • Kích cỡ, độ sâu của vết thương
  • Oxy và dưỡng chất được cung cấp cho vùng bị tổn thương
  • Độ tuổi, sức khỏe của bệnh nhân
  • Tái kết cấu bề mặt da: Quá trình hình thành mô mới và sắp xếp bất thường các sợi collagen gây hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm

Các giai đoạn hình thành sẹo ở trẻ em

Vết thương càng chậm lành, độ lớn và mức độ tổn thương càng nhiều thì nguy cơ bị sẹo càng cao, tính chất sẹo càng xấu và phức tạp. Da đã bị rối loạn về cấu trúc, chức năng và việc cố gắng loại bỏ sẹo không đúng cách sẽ làm sẹo trở nên xấu hơn.

Các loại sẹo ở trẻ em và nguyên nhân

  • Sẹo lõm do viêm nhiễm:  mụn bọc; nhọt ;u nang; thủy đậu
  • Sẹo lõm do chấn thương: tổn thương mạnh và sâu làm mất đi lớp da phía trên; lớp cơ; mô mỡ và các cấu trúc bên dưới da. Lớp da mới hình thành sẽ không có lớp mô đệm bên dưới và lõm xuống
  • Sẹo lồi: do sự tăng sinh quá mức của tế bào sợi mô liên kết và mô đàn hồi của da tại lớp trung bì trong quá trình làm lành các tổn thương da, đặc biệt ở những người có cơ địa sẹo lồi
  • Sẹo co rút: do diện tích da tổn thương rộng lớn, khi lành sẹo da sẽ bị co rút, có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động nếu ở vị trí các khớp
  • Sẹo mất sắc tố: thường gặp ở những người điều trị nám da, nốt ruồi hoặc mụn thịt bằng phương pháp laser hoặc đốt điện, không chỉ phá hủy cấu trúc bề mặt da mà còn tiêu huỷ sắc tố melanin ở vùng sẹo
  • Rạn da: do tăng cân quá nhanh; da quá khô hoặc tăng tiết estrogen trong thời kỳ mang thai đã phá vỡ lớp mô đệm collagen & elastin hình thành các vết sẹo rạn da ở những vùng da mỏng yếu. Các vết rạn có màu đỏ tía lúc đầu, sau chuyển sang màu trắng

Nhiều người rất mặc cảm và tự ti với những người xung quanh vì những vết sẹo không mời mà đến. Tuy nhiên việc hiểu rõ nguyên nhân gây sẹo cũng như những phương pháp điều trị sẹo hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng các vết sẹo.

Những gợi ý giúp giảm thiểu sẹo ở trẻ em hiệu quả

Khi trẻ di chuyển, vui chơi hay chạy nhảy, tổn thương ngoài da là điều rất bình thường. Các tổn thương này có thể để lại những vết sẹo đeo bám dai dẳng, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin của trẻ khi lớn lên. Vì thế, việc giúp con yêu làm mờ sẹo sớm là điều rất quan trọng.

Những gợi ý giúp giảm thiểu sẹo ở trẻ em hiệu quả

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn vết sẹo. Nhưng bạn có thể cải thiện kích thước và làm mờ sẹo đáng kể cho bé. Điều trị sẹo sớm khi sẹo đang hình thành là cách tốt nhất. Để đạt được kết quả hoàn toàn. Dưới đây là những gợi ý giúp giảm thiểu sẹo hiệu quả cho trẻ.

Chăm sóc vết thương cho trẻ đúng cách

Bạn nên thực hiện các bước sau để chăm sóc vết thương cho trẻ đúng cách, hạn chế nguy cơ để lại sẹo:

  • Rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước sạch và mát. Bạn lưu ý không sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, i-ốt, hydrogen peroxide và rượu để làm sạch vết thương, vì chúng có thể làm chậm tiến trình hồi phục vết thương
  • Bôi mỡ kháng sinh và che vết thương bằng băng gạc trong trường hợp vết thương lớn

Không bóc mài vết thương

Vết thương bắt đầu lành sẽ xuất hiện lớp mài. Bảo vệ và cảm giác ngứa ngáy là điều không thể tránh khỏi. Trẻ thường thích bóc đi lớp mài này. Do đó làm cản trở tiến trình chữa lành vết thương, làm vết sẹo mở rộng và dày hơn.

Những vết sẹo có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ về sau, nhất là các bé gái. Vì thế hãy lựa chọn đúng đắn để giữ gìn vẻ đẹp mượt mà cho làn da của con yêu bạn nhé!