Rối loạn tiêu hóa ở trẻ xảy ra vì nhiều nguyên nhân; không chỉ do ăn uống thất thường mà còn được gây ra bởi nhiều tác nhân khác. Bệnh có thể gây nên cho trẻ nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của trẻ trong tương lai. Do đây là giai đoạn quan trọng để cơ thể trẻ có một nguồn dinh dưỡng ổn định.
Khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa này xuất hiện, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể trẻ bị thiếu hụt. Hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng cấp, chậm phát triển về thể chất và trí não, nặng hơn là suy giảm hệ miễn dịch. Bố mẹ nên tìm hiểu những triệu chứng của bệnh thường gặp này ở trẻ em và cách phòng tránh.
Điểm danh những bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ
Bệnh rối loạn tiêu hóa do tăng tế bào bạch cầu ái toan (EGID)
EGIDs là tình trạng rối loạn gây nên bởi các tế bào bạch cầu dư trong đường tiêu hóa của trẻ. Điều này dẫn đến viêm và sưng dạ dày, làm cho trẻ đau và khó chịu. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt.
Hiện không có cách chữa căn bệnh này nhưng cho trẻ uống những loại thuốc như steroid có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu trong đường ruột và làm giảm các triệu chứng kèm theo. Bác sĩ có thể đề nghị bố mẹ hạn chế một số loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng cho trẻ hoặc cho con ăn chế độ ăn đặc biệt khác. Trường hợp mắc bệnh nặng, bé cần được cho ăn bằng ống truyền thức ăn.
Bệnh celiac không thể tiêu hóa Gluten
Trẻ em bị bệnh celiac không thể tiêu hóa gluten – một loại protein trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Rối loạn này có thể phá hủy ruột non và làm cho trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong thức ăn của mình.
Chế độ ăn không có gluten là cách điều trị duy nhất cho bệnh nhân mắc celiac. Điều này sẽ giúp ngăn chặn và chữa lành những tổn thương ở ruột non. Bé có thể sẽ cảm thấy khỏe hơn chỉ trong một vài ngày.
Bệnh viêm đại tràng thường xảy ra ở trẻ và thiếu niên
Viêm đại tràng thường xảy ra ở trẻ lớn hoặc thiếu niên. Căn bệnh này bao gồm hai chứng rối loạn tiêu hóa chính:
- Viêm loét đại tràng gây sưng ở đại tràng
- Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa.
Đi ngoài ra máu, phân lỏng và đau bụng là triệu chứng phổ biến của cả hai. Viêm đại tràng cũng có thể làm chậm sự tăng trưởng hay trì hoãn tuổi dậy thì của trẻ. Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến đau khớp, ngứa mắt, sỏi thận, bệnh gan và xương yếu hoặc dễ vỡ.
Phương pháp điều trị căn bệnh viêm đại tràng này là làm cho các triệu chứng biến mất nhanh nhất có thể. Các bác sĩ có thể thay đổi chế độ ăn kiêng phù hợp và kê thuốc cho bệnh nhân. Trong trường hợp triệu chứng viêm đại tràng nặng, con bạn có thể cần đến sự chăm sóc của bệnh viện hoặc làm phẫu thuật.
Bệnh rối loạn tiêu hóa do lồng ruột
Bệnh này xảy ra khi một phần của ruột gấp đè trên một phần khác. Căn bệnh này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh lồng ruột gây cho trẻ cảm giác đau, sưng và mệt mỏi, thậm chí có thể xé ruột. Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này hiện nay vẫn chưa được tìm thấy.
Phương pháp điều trị trước tiên là bố mẹ hãy cho con uống chất lỏng hoặc hít khí để cố gắng đẩy ruột trở lại. Biện pháp này thường hiệu quả và giúp bé tránh khỏi nguy cơ phải phẫu thuật. Nếu không, bé có thể sẽ cần phải phẫu thuật để gỡ hoặc cắt đoạn ruột bị lồng vào nhau.
Chứng xoắn ruột cần phải phẫu thuật
Điều này xảy ra khi ruột của con bạn tự xoắn quanh chính nó, ngăn chặn chất thải thải ra ngoài. Trong một số trường hợp, lượng máu cung cấp cũng bị cắt đứt. Bệnh này sẽ cần phải phẫu thuật. Nhưng hầu hết trẻ em đều phát triển bình thường và khỏe mạnh sau khi phẫu thuật.
Tình trạng ruột ngắn
Với tình trạng này, trẻ không có đủ ruột để hấp thu các chất dinh dưỡng và các chất lỏng tốt. Một số trẻ em được sinh ra với phần ruột bị ngắn phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ một phần của ruột. Các nguyên nhân khác của hội chứng ruột ngắn là:
- Bệnh Crohn, trong đó hồi tràng và đại tràng là hai bộ phận chủ yếu bị ảnh hưởng nhiều nhất
- Bệnh lồng ruột
- Một mạch máu bị chặn, làm giảm lưu lượng máu đến ruột
- Tổn thương ruột
- Ung thư
- Tiêu chảy thường là triệu chứng phổ biến nhất.
- Hội chứng ruột ngắn có thể dẫn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, mất nước, sỏi thận và hăm tã nặng.
Thay đổi chế độ ăn uống và đôi khi cho trẻ ăn bằng ống là những cách có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc có thể làm giảm bớt các triệu chứng và làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa của trẻ, vì vậy các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn. Đôi khi trẻ cần phải thực hiện phẫu thuật.
Làm gì để phòng tránh rối loạn tiêu hoá ở trẻ em?
Xây dựng chế độ ăn phù hợp
Hạn chế những đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ. Phụ huynh nên nấu ăn ở nhà để đảm bảo thực phẩm sạch; đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần dạy trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn cũng như là cách ăn uống điều độ, đúng giờ.
Những thực phẩm có lợi mà phụ huynh; nên lựa chọn cho trẻ là những loại thực phẩm giàu chất xơ. Các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt; đều là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Chúng đóng vai trò trong việc giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.
Bên cạnh đó phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột.
Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học
Khi ăn phụ huynh nên nhắc nhở trẻ nhai kỹ thức ăn. Nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Việc này khiến trẻ cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.
Rèn luyện thể chất mỗi ngày
Thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày cũng có thể giúp trẻ ăn uống ngon miệng cũng như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Lưu ý một điều là không nên cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn no. Tránh gây căng thẳng, áp lực khiến trẻ ăn mất ngon, ức chế quá trình tiêu hóa và hấp thu. Cần tạo cho trẻ sự thoải mái và sự thích thú khi ăn.
Khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. không nên tự mua thuốc hoặc điều trị theo kinh nghiệm dân gian, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Bài Viết Tương Tự
Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh thông thường bạn cần lưu ý
Một số loại bệnh thường gặp khi tiết trời vào mùa thu
Cách nhận biết bệnh đậu mùa qua những dấu hiệu nhỏ này