25/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Cách nhận biết bệnh đậu mùa qua những dấu hiệu nhỏ này

Cách nhận biết bệnh đậu mùa qua những dấu hiệu nhỏ này
5 phút, 55 giây để đọc.

Người mắc bệnh đậu mùa trong giai đoạn ủ bệnh (từ 7-17 ngày kể từ lúc tiếp xúc với virus). Giai đoạn đầu nhiễm bệnh, người mắc bệnh đậu mùa không có dấu hiệu gì bất thường. Sau thời gian đó, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt ban và tưởng đấy là chứng cảm cúm thông thường. Để lâu dần, người bệnh sẽ sốt cao, mệt mỏi cực độ. Đây là bệnh thường gặp hay mắc phải nhưng phải thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh đậu mùa là bệnh gì?

Đậu mùa là bệnh do virus variola gây ra. Bệnh rất dễ lây và lây rất nhanh qua đường tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp giữa người bệnh và người lành. Trong lịch sử, đây đã từng là căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất vì số lượng bệnh nhân tử vong lên đến con số không thể thống kê được.

Đến nay, căn bệnh này đã được loại bỏ hoàn toàn vì y học thế giới đã phát minh ra loại vaccine phòng chống bệnh đậu mùa vào năm 1979. Tuy nhiên, virus đậu mùa vẫn còn lưu trữ ở 2 phòng thí nghiệm hiện đại đặt tại Mỹ và Nga để phục vụ cho việc nghiên cứu.

Bệnh đậu mùa là bệnh gì?

Vaccine phòng bệnh đậu mùa không được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng ở các quốc gia. Nguyên nhân là vì dù có khả năng chống lại virus đậu mùa nhưng loại vaccine này cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng (nhưng rất hiếm gặp). Thậm chí, vaccine đậu mùa có thể gây tử vong cho người bị suy giảm miễn dịch.

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh đậu mùa

Các tài liệu y học trước đây cho rằng, khi một người nào đó bị virus gây bệnh đậu mùa tấn công trong giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh đậu mùa không thể hiện rõ rệt ra bên ngoài. Thời gian ủ bệnh cũng là lúc virus phát triển âm thầm trong cơ thể. Sau khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm như:

  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Mệt mỏi cực độ.

Triệu chứng của bệnh thường tự động kết thúc trong vòng 2-3 ngày. Sau đó, bệnh nhân thấy mình khỏe hơn. Tuy nhiên, ngay sau khi người bệnh bắt đầu cảm thấy tốt hơn thì những nốt ban sẽ xuất hiện trên da. Phát ban bắt đầu ở vùng mặt, sau đó lan ra tay; cẳng tay và các khu vực cơ thể khác. Đây cũng là giai đoạn lây nhiễm, phát tán virus mạnh nhất ra không khí.

Trong vòng 2-3 ngày sau khi xuất hiện, các nốt ban phát triển thành áp xe chứa đầy dịch và mủ. Theo thời gian, áp xe khô, vỡ ra và đóng thành vảy. Cuối cùng, vảy rơi ra khỏi cơ thể người bệnh nhưng khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác vẫn còn.

Những dạng bệnh đậu mùa cần lưu ý

Đậu mùa kiểu phổ biến

Với dạng phổ biến, bệnh có 2 kiểu. Kiểu đậu mùa do virus cùng họ với variola và kiểu đậu mùa do chính virus variola gây ra. Trong 2 kiểu này, virus cùng họ với variola ít có khả năng gây tử vong hơn kiểu còn lại.

Những dạng bệnh đậu mùa cần lưu ý

Theo ước tính của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ có 1% người tử vong khi bị virus cùng họ với variola tấn công. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do chính variola gây ra lên đến con số 30%. CDC cũng cho biết có đến 90% số ca xuất hiện những triệu chứng bệnh đậu mùa nghiêm trọng là do chính vius variola gây ra.

Đậu mùa dạng hiếm gặp

Với dạng hiếm gặp, bệnh có 2 kiểu là xuất huyết và ác tính. Cả 2 kiểu bệnh trong dạng hiếm gặp này đều có tỷ lệ tử vong rất cao. Kiểu đậu mùa xuất huyết; khiến các cơ quan nội tạng của bệnh nhân bị rò rỉ máu vào màng nhầy và da. Trong khi đó, tổn thương ác tính không gây ra triệu chứng bệnh đậu mùa thường gặp như xuất hiện ban đỏ, mủ trên da. Thay vào đó, virus phát triển rất âm thầm bên trong cơ thể và khiến người bệnh tử vong rất nhanh.

Điều trị bệnh đậu mùa như thế nào?

Không có cách điều trị bệnh đậu mùa. Vaccine phòng bệnh chỉ có thể giúp người bệnh hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh. Vì bệnh đã bị loại bỏ hoàn toàn nên đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là nhóm người làm việc. Nghiên cứu về virus trong phòng thí nghiệm. Trong trường hợp phơi nhiễm với virus đậu mùa; bạn phải được tiêm vaccine trong vòng 3 ngày. Kể từ khi bị phơi nhiễm để ngăn chặn sự phát triển của virus bên trong cơ thể.

Bị đậu mùa rồi có bị lại không?

Vậy khi bị bệnh đậu mùa bị rồi có bị lại không? Theo đó, trong một số trường hợp, người đã mắc bệnh trước đây, nếu bị nhiễm lại có thể sẽ không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.

Đối với thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người mắc khoảng 15 – 40%. Tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng thường là trong tuần thứ 2.

Bị đậu mùa rồi có bị lại không?

Đối với thể bệnh nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong thường dưới 1%, nhưng các triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng, nhưng những phản ứng toàn thân của thể này thường sẽ xảy ra ít nghiêm trọng hơn.

Khi bị đậu mùa nên làm gì?

Đến thời điểm hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh đậu mùa. Do vậy, nếu mắc bệnh đậu mùa, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để tìm phương pháp điều trị.

Phương pháp điều trị đầu tiên chủ yếu là tiêm vắc-xin đậu mùa trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus đậu mùa. Việc tiêm vắc-xin có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hoặc có thể giúp ngăn chặn nó.

Sau đó, bác sĩ sẽ tập trung điều trị để giảm các triệu chứng và bù nước. Phác đồ điều trị bệnh đậu mùa cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều trị sớm, đúng cách và có chế độ chăm sóc cơ thể tốt, bệnh đậu mùa ở trẻ em và người lớn sẽ không phát triển mạnh, từ đó có thể giảm các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.