07/10/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

HSBC: Sẽ có những rủi ro trong lĩnh vực bất động sản

5 phút, 29 giây để đọc.

Theo báo cáo cho thấy rằng tín dụng trong lĩnh vực giao dịch bất động sản đang có sự tăng trưởng nhanh trong các tháng đầu năm. Đã vượt ngưỡng so với mục tiêu ban đầu mà ngân hàng nhà nước đã đề ra. Nguyên nhân là thị trường nhà đất đang tăng giá qua những đợt “sốt” đất trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, đã có nhiều dự báo khác về sự bùng nổ giá nhà đất và tình trạng bong bóng bất động sản. Vừa qua, HSBC đã đưa ra những lời cảnh báo rủi ro đối với các tín dụng vào bất động sản. Đồng thời đưa ra thêm những khuyến nghị cho nhiều ngân hàng thương mại.

HSBC khuyến nghị thận trọng với tín dụng vào bất động sản

Khi lĩnh vực này vừa góp phần quan trọng vào GDP nhưng cũng có không ít rủi ro. Báo cáo định kỳ tháng 6 của HSBC vừa công bố cho biết. Giá nhà ở các thành phố lớn của Việt Nam tiếp tục tăng hai năm qua, nhất là ở phân khúc xa xỉ. Năm ngoái, giá căn hộ xa xỉ tăng 9% so với mức tăng 4-5% ở phân khúc trung cấp, bình dân. Thị phần phân khúc xa xỉ và hạng sang tăng từ dưới 30% trong tổng số bán ra năm 2019, lên hơn 70% năm 2020.

HSBC khuyến nghị thận trọng với tín dụng vào bất động sản

Giá bất động sản tăng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bất động sản đóng góp 5% – 15% cho GDP của ASEAN. Tỷ lệ này ở Việt Nam là khoảng 8%. Những ký ức về hiện tượng bong bóng nhà đất năm 2007 – 2012 kéo theo khủng hoảng ngân hàng kéo dài. Vẫn còn là nỗi ám ảnh trong tiềm thức chung.

Mặc dù dòng vốn FDI rót vào bất động sản tháng 5 tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng về tổng thể, phần lớn nguồn vốn ngoại vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Do vậy, có thể suy ra, giá bất động sản tăng chủ yếu do nhà đầu tư trong nước. “Cũng như nhiều quốc gia khác, đây là kết quả của chính sách tiền tệ. Nới lỏng tạo điều kiện giảm lãi suất và thanh khoản dồi dào”, báo cáo của HSBC nhận định.

Thực tế, tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đã tăng lên 15% trong tháng 1 và 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Vượt ngưỡng mục tiêu 12% của Ngân hàng Nhà nước. Đến giữa tháng 4, tổng tăng trưởng tín dụng đã đạt trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngân hàng nhà nước kêu gọi tăng cường hoạt động kiểm soát

Trung tuần tháng 4, Ngân hàng Nhà nước kêu gọi các ngân hàng thương mại. Tăng cường hoạt động kiểm soát rủi ro. Thông báo đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát chặt tín dụng đổ vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có bất động sản.

Theo HSBC, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt hơn. “Cơ quan quản lý vẫn phải thận trọng cân bằng giữa việc kiểm soát chặt chẽ. Và hạn chế tín dụng vào bất động sản. Với giảm thiểu rủi ro trước mắt do Covid-19 gây ra đối với ngành này”, báo cáo nhận định.

Ngân hàng nhà nước kêu gọi tăng cường hoạt động kiểm soát

Nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước đang phải cân bằng giữa việc vừa hạn chế tín dụng đổ vào bất động sản. Nhưng cũng phải vừa giúp ngành này giảm thiểu tác động từ đại dịch. Bởi đây vẫn là một nguồn đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng chung vào khoảng 8% GDP. HSBC dự đoán, giá nhà tăng lên sẽ kìm hãm khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Tóm lại, HSBC cho rằng việc các cơ quan chức năng quan ngại khả năng thị trường nhà ở có thể không còn là một nhân tố trọng yếu của nền kinh tế. Và vì thế giám sát chặt thị trường bất động sản trong nước là một “tín hiệu đáng khích lệ”.

HSBC chỉ ra nhiều quan ngại cho thị trường

Ngoài những mối nguy trước mắt. HSBC cho rằng tiến độ triển khai tiêm chủng cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Việt Nam mới chỉ nhận 2,9 triệu liều vaccine và chỉ 1% dân số được tiêm. Tương đối thấp trong khu vực.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất giảm nhẹ từ 54,7 trong tháng 4 xuống 53,1 trong tháng 5. Những chỉ số phụ bắt đầu yếu đi. Sản lượng, đơn đặt hàng mới, và đơn hàng xuất khẩu mới đều tăng chậm nhất trong 3 tháng. Trong khi thiếu hụt nhân công khiến số lượng đơn hàng chờ tăng đột biến.

HSBC chỉ ra nhiều quan ngại cho thị trường

Báo cáo kết luận, dù dữ liệu tháng 5 tương đối ổn định. Đợt bùng dịch thứ tư đang có dấu hiệu trở thành trở ngại lớn nhất từ trước tới giờ. Không chỉ gây ra những rủi ro đáng kể cho sự phục hồi mới đây của thị trường lao động và tiêu dùng cá nhân. Nó còn ảnh hưởng đến ngành sản xuất và giao thương quốc tế.

Trong nhiều năm qua, NHNN đã dùng chính sách tiền tệ như một công cụ hỗ trợ tăng trưởng. Trong khi các chính sách để đảm bảo an toàn vĩ mô là để kiểm soát rủi ro trong ngành bất động sản. Dù vậy, HSBC cho rằng giá nhà ở tăng lên sẽ kìm hãm khả năng NHNN tiếp tục cắt giảm lãi suất. Chính sách tài khóa cần “cõng” thêm trách nhiệm hỗ trợ kịp thời. Cho đúng đối tượng trong bối cảnh đợt bùng dịch Covid-19 gần đây.

Kết luận

HSBC cho rằng việc các cơ quan chức năng quan ngại khả năng thị trường nhà ở. Có thể không còn là một nhân tố trọng yếu của nền kinh tế. Và vì thế giám sát chặt thị trường bất động sản trong nước là một tín hiệu đáng khích lệ. Trong trường hợp cần thiết. Các chính sách đảm bảo an toàn vĩ mô có thể được áp dụng. Nhằm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. “Tuy vậy, vẫn cần thận trọng cân bằng vì những nguy cơ bất lợi đang ngày một gia tăng đối với tăng trưởng”. Báo cáo của HSBC nhấn mạnh.