23/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Những lưu ý cơ bản khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh

Lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh
5 phút, 1 giây để đọc.

Trẻ em rất nhạy cảm trong các khâu chăm sóc rốn ban đầu sau khi sinh. Đặc biệt là chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cần được chăm sóc cẩn thận. Vị trí này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể chất và bảo vệ đường ruột của trẻ. Rốn là vị trí ban đầu được kết nói với mẹ và sau khi cắt rốn thì liệu làm thế nào để giúp bé phát triển tốt nhất. Làm thế nào để trẻ an toàn sau khi cắt rốn và khi bé rụng rốn để bé có thể phát triển tốt nhất thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của yisisj.com nhé.

Tại sao cần chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Nếu trẻ không được chăm sóc rốn đúng cách sẽ gây nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng rốn gây ra tác hại:

  • Nhiễm trùng này sẽ rất nhanh lan tới gan. Thâm chí có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh rất cao. Tỉ lệ lên tới 40-80%
  • Nhiễm trùng rốn có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván rốn. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh
  • Làm chậm quá trình rụng rốn

Lưu ý khi chăm sóc rốn

Chính vì vậy rốn trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

Những sai lầm của mẹ khi chăm sóc vùng rốn

Quấn băng quá kỹ ở vùng rốn

Nhiều mẹ thường nghĩ rằng việc băng quấn vùng rốn của con thật kỹ sẽ giúp bé tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn và giúp rốn bé đẹp khi lành lặn. Tuy nhiên, đây là cách chăm sóc rốn không đúng với hướng dẫn của các bác sĩ nhi khoa.

Băng quấn cuống rốn quá chặt làm vùng rốn của con bị đè nén, không cho rốn tiếp xúc với không khí nên rốn con luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nhẹ thì rốn bé bị viêm, nặng hơn nữa thì bị nhiễm trùng rốn.

Rửa cuống rốn ở trẻ sơ sinh quá nhiều

Tắm rửa sạch sẽ cho cơ thể bé mỗi ngày là việc tốt. Tuy nhiên, điều này không nên áp dụng với cuống rốn còn non nớt của con.

Thật ra, cuống rốn của trẻ sơ sinh luôn cần được khô, thoáng. Rửa cuống rốn cho bé mỗi ngày là việc làm không cần thiết vì nó sẽ làm vùng rốn của con luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Dùng phần lưng tã đè lên vùng rốn của con

Tương tự với việc băng quấn rốn của con quá kỹ, dùng phần lưng tã đè lên vùng rốn của con để tăng khả năng chống nhiễm khuẩn là cách làm không có cơ sở khoa học.

Ngược lại, cách làm này có thể khiến rốn của con bị tổn thương do liên tục bị cọ xát và dễ bị “lây” vi khuẩn từ phân và nước tiểu của con.

Hướng dẫn cách chăm sóc vùng rốn đúng cách cho bé

Luôn giữ vùng rốn khô ráo, thoáng, sạch sẽ

Bạn hãy để cuống rốn của bé tiếp xúc với không khí thường xuyên nhất có thể. Điều này cho phép cuống rốn nhanh chóng khô lại và giảm thiểu thời gian ẩm ướt để tránh khỏi nguy cơ bị vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Không nên sử dụng nước và xà phòng để rửa cuống cuốn

Nếu cuống rốn của bé không bị dơ hoặc có dịch nhầy, bạn tuyệt đối không nên chùi, rửa bằng nước hoặc xà phòng. Trong những lúc tắm cho bé, bạn hãy tìm cách tránh để nước hoặc xà phòng bắn vào cuống rốn. Bởi điều này rất dễ làm cuống rốn ẩm ướt, viêm nhiễm hoặc kích ứng với xà phòng.

rốn ở trẻ sơ sinh

Trong trường hợp cuống rốn của bé bị dơ hoặc xuất hiện dịch nhầy, bạn hãy dùng tăm bông hoặc khăn vải khô, sạch, đã được khử trùng lau nhẹ khu vực bị dơ. Bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhi trước khi vệ sinh cuống rốn của bé bằng bất cứ dung dịch hoặc chất tẩy rửa nào.

Quan sát cuống rốn ở trẻ sơ sinh hằng ngày

Cho đến khi cuống rốn của bé khô, lành hẳn và rơi ra, mỗi ngày nó đều có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng. Vì thế, mẹ cần chăm sóc rốn của trẻ, giữ nó luôn thông thoáng và quan sát cuống rốn mỗi ngày để nhanh chóng phát hiện những bất thường như tấy đỏ, có mùi hôi, có dịch vàng, chảy máu… Khi đó, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tình hình và có hướng khắc phục đúng cách.

Khi nào cần đưa trẻ tới viện khám

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm:

  • Chân rốn của trẻ sơ sinh bị đỏ và sưng
  • Rốn trẻ sơ sinh tiết nhiều dịch nhất là dịch có mùi hôi
  • Ấn vùng quanh rốn trẻ quấy khóc
  • Đỏ vùng da xung quanh rốn
  • Rốn chảy máu

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác kèm theo như: trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, bé thở nhanh (nhịp thở trên 60 lần/ phút),…

U hạt rốn ở trẻ sơ sinh

Nếu thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, mà không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra.

Rỉ máu rốn kéo dài

Nếu thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh lý rối loạn đông máu. Cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.