27/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Tổng hợp kinh nghiệm khi mua đất nền cho nhà đầu tư

9 phút, 16 giây để đọc.

Mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn theo chiều hướng diễn biến phức tạp trong thời gian này. Và đã có những tác động không nhỏ đến với mọi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên thì cơn sốt nhà đất trong thị trường bất động sản vẫn đang không hề giảm sút. Đặc biệt là các dự án vê đất nền vẫn được các nhà đầu tư bất động sản hết sức quan tâm. Bởi những quyết định đầu tư bất động sản vội mà chưa hề được cân nhắc kỹ lưỡng sẽ khiến cho các nhà đầu tư bất động sản dễ gặp nhiều rủi ro. Do đó, yisisj.com sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm mua đất nền được dành cho người mới đầu tư nhé.

Định nghĩa đất nền dự án là gì?

Đất nền dự án mà một trong những loại hình bất động sản khá hấp dẫn hiện nay với nhà đầu tư. Dù vậy, có không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm mua đất nền. Chọn sai dự án để đầu tư dẫn đến “mất cả chì lẫn chài”.

Định nghĩa đất nền dự án là gì?

Đất nền dự án là lô đất nằm trong quy hoạch của địa phương, của chủ đầu tư. Đang trong giai đoạn nghiên cứu, vẫn ở trạng thái ban đầu và chưa được xây dựng. Nhìn chung, đất nền thường được lựa chọn trong khu vực có quy hoạch rõ ràng. Đã được phê duyệt, đi kèm các tiện ích xung quanh, có hệ thống giao thông tiện lợi và đồng bộ. Mục đích của dự án đất nền là phát triển các khu dân cư, khu sinh thái, dự án nhà ở, nhà xưởng, tòa nhà văn phòng.

Phân biệt đất nền và đất thổ cư

Đất thổ cư hay còn gọi là đất ở, dùng để ở, được phép xây dựng nhà cửa cũng như các công trình phục vụ cho đời sống. Với đất thổ cư, pháp nhân thường do cá nhân thực hiện việc tách thửa còn pháp nhân của đất nền dự án là doanh nghiệp (chủ đầu tư) thực hiện dự án, phân lô dự án.

Đất nền dự án với những rủi ro khi mua

Ưu thế của đất nền dự án là giá thành rẻ. Mang lại tiềm năng sinh lời cao nếu nhà đầu tư nắm bắt đúng thời cơ và chọn được dự án chất lượng. Tuy nhiên, nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm mua đất nền dự án có thể gặp phải một số rủi ro như sau.

Đừng để mất tiền oan do mua phải dự án ma

Nhiều trường hợp mua nhầm các dự án ma do chủ đầu tư lừa đảo. Người mua không những không được bàn giao đất mà còn mất trắng số tiền đã đặt cọc. Cũng có trường hợp đã được bàn giao đất rồi nhưng không thể tiến hành xây cất do vướng mắc rào cản pháp lý. Những rủi ro này thường gặp ở các dự án vùng ven thành phố, chủ đầu tư nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính yếu, pháp lý không rõ ràng.

Lựa chọn những miếng đất không có tiềm năng phát triển

Phần lớn các nhà đầu tư khi nhắm đến đất nền đều muốn bán lại ngay sau đó để ăn tiền chênh lệch. Tuy vậy, nhiều trường hợp giá đất trong khu vực không tăng sau một thời gian. Thậm chí còn sụt giảm, rao bán cắt lỗ vẫn không có người mua.

Gặp rủi ro khi đánh giá sai giá trị của miếng đất

Những nhà đầu tư “tay mơ” thường không tự mình tìm hiểu kỹ lưỡng về giá trị thật của mảnh đất. Nghe theo lời chào mời của cò đất mà vội vã xuống tiền mua trúng lô đất không tương xứng với giá trị. Những mảnh đất như vậy không dễ bán và nếu bán được thì cũng không có lợi nhuận.

Thiếu chính xác khi thu tiếp cận thông tin

Tương tự như trên, nhiều cò đất thường giới thiệu những lô đất không có thực nhằm lấy thông tin khách hàng để chào bán các dự án khác.

Tổng hợp 6 kinh nghiệm khi mua đất nền dự án

Để tránh được những rủi ro khi đầu tư đất nền dự án, nhà đầu tư cần nằm lòng những lưu ý dưới đây.

Thu thập thông tin về chủ đầu tư

Thông thường, chủ đầu tư uy tín sẽ có những dự án đất nền tốt, khả năng sinh lời cao. Nhà đầu tư trước khi đặt cọc mua đất nền thì cần dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng xem chủ đầu tư dự án là ai. Đã từng thực hiện dự án nào chưa, tiểu sử ra sao, tiềm lực tài chính có mạnh không, uy tín truyền thông có tốt không… Nếu có thể, nên khảo sát các nhà đầu tư đã từng xuống tiền tại các dự án của chủ đầu tư đó. Để có được thông tin chính xác nhất.

Các dự án đất nền hiện nay đều có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Vì vậy một số dự án sở hữu tiềm năng không tốt nên chủ đầu tư sử dụng kế sách quảng bá rầm rộ. Thuê người đóng giả nhà đầu tư muốn mua đất để tạo sức hút cho lô đất. Do đó đắt giá cho bạn là không nên mua đất với tâm lý đám đông. Không quyết định dựa trên sự thúc ép của nhân viên bất động sản hay những người xung quanh.

Nên quyết định mua đất nền dự án dựa trên sự tìm hiểu kỹ càng các thông tin liên quan. Tham khảo thêm ý kiến của những người có kinh nghiệm để chắc chắn hơn về quyết định của mình. Nếu cảm thấy lô đất nền dự án có ý mua thực sự tốt. Thì khi đó hãy quyết định đặt cọc. Còn nếu có điều gì chưa rõ ràng về lô đất thì khoan hãy quyết định mua.

Chỉ lựa chọn đất nền có pháp lý rõ ràng

Kinh nghiệm mua đất nền dự án tiếp theo cần được quan tâm chính là giấy tờ giao dịch. Ở đây bạn cần lưu ý các giấy tờ liên quan đến giao dịch dự án phải đảm bảo về yếu tố pháp luật. Mọi văn bản, thông tin, số liệu phải đảm bảo tính minh bạch và được ghi chú rõ ràng chi tiết. Như vậy về sau sẽ tránh được tình trạng ràng buộc khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra.

Pháp lý dự án là yếu tố đặc biệt quan trọng với bất cứ dự án bất động sản nào. Để tránh rủi ro, nhà đầu tư chỉ nên lựa chọn những dự án đã có pháp lý rõ ràng. Có đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Các yếu tố đảm bảo tính an toàn của dự án gồm sổ đỏ, giấy phép xây dựng, đồ án quy hoạch, thiết kế xây dựng dự án tương lai…

Nhà đầu tư cần xem dự án lô đất mà mình sắp mua đã có quyết định giao đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hay chưa. Đã được phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 và các thủ tục, giấy tờ liên quan khác hay chưa. Rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tư có thể gặp là mua phải đất nền pháp lý dở dang. Tốn kém thời gian để hoàn thiện pháp lý hoặc không thể ra sổ vì vướng quy định.

Tránh mua đất nền chung sổ

Mua đất nền chung sổ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Vì đây thường là dự án chưa được phân lô hoặc chưa đủ điều kiện phân lô tách thửa. Nếu mua đất chung sổ thì sau có vấn đề tranh chấp xảy ra. Nhà đầu tư sẽ gặp khá nhiều rắc rối chẳng hạn như có người không chịu thỏa thuận, không tách sổ được. Và không xác định được vị trí lô đất của mình.

Định giá lô đất nền bởi các chuyên gia

Khi đã lựa chọn được lô đất tốt để đầu tư. Thì việc tiếp theo cần làm là định giá lô đất nền để tránh “đu đỉnh”. Thay vì tự mình định giá đất, nhà đầu tư có thể tìm chuyên gia bất động sản, chuyên gia thẩm định giá đất để được tư vấn mức giá sát nhất. Phương pháp định giá phổ thông là so sánh giá các nền đất xung quanh ở cùng thời điểm. Chỉ mua khi giá đất thấp hơn hoặc bằng giá thị trường.

Định giá lô đất nền bởi các chuyên gia

Xác định tính thanh khoản của lô đất nền

Tính thanh khoản là khả năng bán lại lô đất có nhanh chóng, dễ dàng không? Với nhà đầu tư muốn ra hàng nhanh hoặc còn yếu về tài chính. Thì việc xác định tính thanh khoản lại càng phải ưu tiên. Vậy làm sao để xác định tính thanh khoản của lô đất?

Tìm hiểu xem ngân hàng có hỗ trợ cho vay mua đất ở khu vực này hay không. Nếu có thì tối đa bao nhiêu %. Lô đất được đánh giá là có tính thanh khoản tốt nếu ngân hàng cho vay với tỷ lệ vay hơn 50% giá trị của lô đất.

Tình hình giao dịch đất đai quanh khu vực có sôi động không? Nhà đầu tư có thể tham khảo trên các website rao bán bất động sản xem có nhiều người đăng bán đất khu vực mình đã chọn hay không, giá cả thế nào. Cần tìm hiểu nhu cầu mua bán, giao dịch ở khu vực này có thật không. Nhà đầu tư chỉ nên xuống tiền khi biết chắc dự án có tính thanh khoản tốt, có thể bán được nhanh khi cần tiền. Tránh tình trạng chôn vốn. Nhu cầu nhà ở quan khu vực: Khu vực xung quanh dự án có gần khu công nghiệp, cư dân đông đúc hay không.

Khả năng tài chính là yếu tố cần được cân nhắc

Yếu tố này đặc biệt quan trọng. Nhà đầu tư phải tính toán số tiền mình có để chọn mua lô đất phù hợp với tài chính. Hạn chế rủi ro trở thành con nợ trong tương lai. Lời khuyên cho nhà đầu tư mới gia nhập thị trường là chỉ nên dùng tiền nhàn rỗi. Hoặc trong trường hợp phải vay ngân hàng. Thì số tiền vay không vượt quá 50% giá trị mảnh đất.

Bên cạnh đó, một trong những kinh nghiệm mua đất nền dự án. Là quan tâm đến tiến độ thanh toán. Các điều khoản trong hợp đồng cùng thời hạn giao đất để cân đối tài chính cho phù hợp. Trong trường hợp đầu tư chung với bạn bè, người thân thì phải làm bản cam kết, thỏa thuận. Có giao kèo rõ ràng về tỷ lệ góp vốn cũng như trách nhiệm, quyền lợi của các bên.