23/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Bệnh thoái hóa khớp háng thường gặp ở người lớn tuổi

4 phút, 20 giây để đọc.

Ở độ tuổi không còn trẻ trung là thời điểm dễ xuất hiện những bệnh lý về xương khớp do lão hóa và các khớp không hoạt động tốt như trước kia. Vì vậy, cần phải cẩn thận trong chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ dưỡng. Là bệnh thường gặp và nguyên nhân do hậu quả của tuổi tác gây mài mòn dần các khớp. Thoái hóa khớp háng sẽ gây đau và biến đổi các cấu trúc của khớp.

Để lâu dần dẫn đến tàn phế, dị tật ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; đôi khi là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh này nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, giúp có thể vận động và những hoạt động hàng ngày.

Thế nào là bệnh thoái hóa khớp háng?

Thoái hóa khớp háng là tình trạng tổn thương sụn khớp, các xương dưới sụn và dây chằng xung quanh khớp háng. Khớp háng là một khớp lớn của cơ thể nên việc bị tổn thương khớp háng rất hay thường gặp.

Thế nào là bệnh thoái hóa khớp háng?

Khoảng 50% là thoái hóa khớp háng nguyên phát, khớp háng ngày càng già đi. Đặc biệt là từ 55 tuổi trở lên thì bệnh thoái hóa khớp háng rất dễ xảy ra. Ngoài ra còn có các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp háng; gọi là thoái hóa khớp háng thứ phát như hư khớp, chấn thương khớp, chấn thương cổ xương đùi…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp háng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp háng. Ngoài tình trạng khớp háng bị già đi thì còn có những bệnh lý; chấn thương từ gãy xương, vỡ xương cổ chảo. Đặc biệt ở Việt Nam rất hay gặp tình trạng hoại tử chỏm vô khuẩn chỏm xương đùi ở người nghiện rượu, hút thuốc lá nhiều…

Gây thoái hóa khớp háng do tắc các mạch nuôi của dây đường chỏm cũng như của khớp dẫn đến hoại tử chỏm xương đùi. Ngoài ra còn có một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp háng như lao khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp…

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng từ nhẹ đến nặng. Người bệnh thường có các dấu hiệu như đau vùng khớp háng; đau ở vùng hông, bẹn với mức độ khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Triệu chứng đau của thoái hóa khớp háng rất dễ nhầm lẫn với đau vùng lân cận như đau thần kinh tọa, đau cột sống thắt lưng, đau khớp gối.

Bệnh nhân thường đi lại khó khăn, đi khập khiễng do khớp háng chịu trọng lực cơ thể nhiều nhất và cảm thấy đau tùy mức độ vào những gia đoạn:

  • Ở giai đoạn sớm: người bệnh bị đau vùng bẹn. Sau đó lan xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối; ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi; đau tăng khi cử động hoặc đứng lâu.
  • Giai đoạn sau: những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng; khi vừa thức dậy và đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, đau nhiều khi di chuyển.
  • Giai đoạn muộn: bệnh nhân đau kể cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều vào ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa đột ngột.

Triệu chứng của bệnh

Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng. Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày,… Xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người; gập người hoặc dạng háng, khi nghỉ ngơi hết đau.

Những biện pháp để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng thì nên lựa chọn chơi những môn thể thao phù hợp, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, Omega3…Không nên để thừa cân, béo phì làm tăng tải trọng của khớp háng. Với thanh niên trẻ đang trong độ tuổi lao động thì nên có cuộc sống lành mạnh, tập thể thao phù hợp để duy trì năng lượng vận động tốt.

Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng mức độ nhẹ; chỉ đau khi đi lại nhiều hoặc tải trọng nặng tạo thành tiếng kêu lục khục. Hoặc hạn chế tầm vận động của khớp háng; thì chữa thoái hóa khớp háng bằng cách chọn môn thể thao phù hợp. Kết hợp chế độ dinh dưỡng, thuốc chữa thoái hóa khớp háng để giúp làm hạn chế quá trình thoái hóa. Trường hợp bệnh nặng thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình để được tư vấn phẫu thuật. Đặc biệt là phẫu thuật thay khớp háng để giúp phục hồi lại chức năng vận động của cơ thể.