Trong nửa đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (hay cò gọi là FDI) vẫn đạt được 9,24 tỉ USD, tăng khoảng 6,8% so với cùng kỳ năm trước cho dù khó khăn do đại dịch COVID-19. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa mới công bố, tính đến ngày 20 tháng 6, tổng số vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh, đồng thời góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài đạt đến 15,27 tỉ USD, bằng với 97,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãy cùng yisisj.com tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này dưới bài viết này nhé.
FDI vẫn khá tích cực trong bối cảnh dịch COVID-19
Những số liệu khả quan trong nửa đầu năm 2021
Cụ thể, có 804 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 43,3% về số lượng nhưng tổng vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỉ USD tăng 13,2% so với cùng kỳ, 460 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,12 tỉ USD tăng 10,6% so với cùng kỳ…
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỉ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ…
Hiện Singapore dẫn đầu danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn rót 5,64 tỉ USD, chiếm gần 36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,44 tỉ USD tăng 66,8%. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới. Chiếm lần lượt 84% và 67,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.
Ngân hàng UOB nhận định vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn tích cực
Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu quý III/2021 vừa công bố. Ngân hàng UOB (trụ sở tại Singapore) nhận định dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn tích cực trong năm nay dù dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, phản ánh niềm tin từ các nhà đầu tư vào tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tâm lý tích cực từ các nhà đầu tư được phản ánh trong cả hạng mục đầu tư hiện hữu và cấp mới. Riêng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) chậm lại. Khi đạt 1,31 tỉ USD tính từ đầu năm. Ít hơn hơn một nửa giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Về triển vọng tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia của UOB kỳ vọng; GDP năm 2021 của Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 6,7%. Dù trong quý II/2021, các dữ liệu lạc quan của tháng 4 và 5. Đã giúp dự kiến GDP có thể tăng thêm 7% so cùng kỳ. Dù có rủi ro khi một số địa phương bùng phát các ca nhiễm mới vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6.
Một số khó khăn của FDI trong thời điểm Covid-19
Những nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào tổng cộng 18 lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam. Trong đó nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với hơn 9,3 tỷ USD vốn đầu tư. Tuy nhiên, do tác động từ đại dịch covid lên nền kinh tế toàn cầu. Thì vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam cũng giảm đáng kể trong thời gian qua. Trong đó thì các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, thương mại bị ảnh hưởng nặng nề.
Khi khu vực sản xuất bị ảnh hưởng thì hoạt động đầu tư bị tác động ngay lập tức. Và sẽ giảm sự đầu tư của nền kinh tế ngắn hạn và cả dài hạn. Vì những nhà đầu tư hoãn việc tăng vốn đầu tư; mà dẫn đến số lượng các dự án mới giảm. Các doanh nghiệp rơi vào khó khăn, xuất khẩu cầm chừng. Đồng thời thiếu nguyên liệu sản xuất làm ảnh hưởng tiến độ sản xuất. Dịch bệnh còn làm các doanh nghiệp trở nên thiếu nhân lực. Nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn vì chi phí logistic tăng cao. Khó khăn khi họ phải vận chuyển nguyên liệu bằng đường biển; hay đường hàng không thay cho đường bộ.
Bài Viết Tương Tự
HAGL tiếp tục rao bán thoả thuận 51,5 triệu cổ phiếu HNG
Tin vui cho ngành than: Cổ phiếu đồng loạt dậy sóng
Giải mã sức hút của ngành đầu tư tài chính tại Việt Nam