Viêm khớp là một bệnh mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô chính bên trong. Viêm khớp ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của khớp, gây đau và sưng, có thể dẫn đến bào mòn xương và biến dạng khớp.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như viết, mặc quần áo, khui chai lọ, khuân vác đồ vật,… Đặc biệt khi bị viêm khớp cổ chân, khớp gối hay khớp bàn chân sẽ khiến người bệnh khó đứng, cúi gập người. Điều quan trọng là phải nhận biết và tránh các loại thực phẩm có thể gây viêm khớp.
Những thực phẩm gây sưng viêm khớp
Nên tránh ăn cà chua
Cà chua là một phần trong chế độ ăn uống của chúng ta. Từ món salad hay các sản phẩm như nước sốt và tương cà. Mặc dù cà chua thường được cho là có tác dụng chống viêm, nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số hợp chất trong cà chua được biết là nguyên nhân gây viêm khớp.
Nước soda
Các loại đồ uống có ga rất phổ biến, soda và nước trái cây đóng chai là một trong những loại thực phẩm được tiêu thụ nhiều có thể gây viêm. Vì các chất làm ngọt nhân tạo được thêm vào. Theo Boldsky, đường fructose có trong đồ uống và nước ngọt có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, góp phần gây viêm khớp.
Thực phẩm có đường
Đường ở bất kỳ dạng nào, tự nhiên và tinh chế. Bạn đều nên tránh hoàn toàn để tránh tình trạng viêm nhiễm. Chất làm ngọt nhân tạo, kẹo đường và các sản phẩm bánh kẹo có thể dẫn đến béo phì, hơn nữa có thể dẫn đến đau nhức đầu gối do hình thành áp lực trên đầu gối.
Loại bột tinh chế
Bột tinh chế làm gia tăng lượng đường trong máu có thể dẫn đến việc cơ thể sản xuất ra các hóa chất được gọi là cytokine, có tính chất gây viêm. Vì vậy, cần tránh bánh mì trắng, mì ống và các loại thực phẩm được chế biến từ bột tinh chế.
Các thực phẩm chiên
Các axit béo có trong thực phẩm chiên là nguyên nhân gây ra viêm khớp. Thực phẩm chiên rán là nguyên nhân gây ra chứng viêm mãn tính.
>>> Xem thêm chuyên mục dinh dưỡng
Sản phẩm từ sữa
Hàm lượng protein trong các sản phẩm từ sữa có thể gây viêm khớp. Các sản phẩm từ sữa được biết đến là yếu tố góp phần gây viêm nhiều nhất. Thay vì sữa, hãy chọn bổ sung protein từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Loại thịt đã qua chế biến
Các loại thịt đã qua chế biến có thể gây viêm khớp. Lượng chất béo và calo từ thịt có thể khiến bạn rất dễ bị viêm khớp.
Rượu và nước uống có cồn
Rượu có thể kích hoạt nhiều bệnh. Bao gồm cả chứng viêm khớp. Uống rượu thường xuyên và kéo dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và có thể gây viêm nặng.
Dầu ngô là thực phẩm gây sưng viêm khớp
Dầu ngô và các sản phẩm từ ngô có thể dẫn đến viêm khớp. Dầu ngô có chứa axit béo mà khi sử dụng quá mức có thể làm tăng chứng viêm.
Hạn chế sử dụng bột ngọt
Bột ngọt trở thành một lựa chọn không tốt cho những người bị viêm khớp. Và nó có thể làm tăng các triệu chứng của căn bệnh này.
Không nên uống cà phê
Uống quá nhiều cà phê, chính xác là hơn 3 tách mỗi ngày. Có thể gây hại cho đầu gối của bạn. Do đó, bạn nên thay thế cơn thèm cà phê bằng trà xanh hoặc trà đen.
Viêm khớp nên ăn gì?
Ngoài việc tìm hiểu viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì thì bạn cũng cần phải biết đến những thực phẩm tốt cho cơ thể và hỗ trợ cho quá trình điều trị. Một chế độ ăn thông minh và khoa học, có sự đầu tư, cân nhắc kỹ lưỡng sẽ tăng khả năng điều trị bệnh viêm khớp thành công. Nếu bạn đang bị viêm khớp dạng thấp thì nên lưu ý bổ sung các thực phẩm sau trong khẩu phần hàng ngày:
- Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn dù là người khỏe mạnh hay bị bệnh. Rau xanh cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa như Vitamin và hỗ trợ tế bào tránh được những tổn thương. Đặc biệt, Sulforaphane có trong các loại rau xanh tự nhiên sẽ làm chậm quá trình tổn thương xương khớp, ngăn chặn phản ứng viêm.
- Một số loại cá có chứa EPA, DHA, Omega-3 sẽ ức chế sự viêm nhiễm trong cơ thể. Do đó, những người bị bệnh nên tăng cường các loại cá này nhằm bổ sung dưỡng chất; giảm triệu chứng viêm, sưng các khớp xương.
- Tỏi có chứa hàm lượng cao chất Diallyl Disulfide có khả năng chống viêm và ức chế những tác động của Cytokine. Do đó, những người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều tỏi. Để giảm viêm và tránh được sự dày vò từ các cơn đau nhức.
- Dầu ô liu là một trong những loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên tăng cường trong khẩu phần ăn. Các thành phần như Polyphenols, Oleocanthal, Oleuropein, Hydroxytyrosol, Lignans có tác dụng giảm viêm, sưng các khớp xương.
Bài Viết Tương Tự
Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh thông thường bạn cần lưu ý
Một số loại bệnh thường gặp khi tiết trời vào mùa thu
Điểm danh những bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ