25/07/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Thể Thao

Mùa hè – Mùa dễ mắc các bệnh lý cần đề phòng

Mùa hè - Mùa dễ mắc các bệnh lý cần đề phòng
5 phút, 36 giây để đọc.

Tiết trời nắng nóng kéo dài và oi bức của mùa hè có thể sẽ đem đến cho bạn những triệu chứng như say nắng, chóng mặt, bệnh ngoài da như rôm sảy, bỏng nhẹ, cháy da do nắng. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các loại nấm, vi khuẩn, virus và những côn trùng gây bệnh phát triển mạnh mẽ và có nguy cơ cao xâm nhập cơ thể nếu chúng ta không biết cách phòng tránh. Mùa hè, các chứng bệnh dễ gây ra các bệnh dịch, đặc biệt là các bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, da và ăn uống hay tiếp xúc…

Mùa hè thường hay bị say nắng

Bệnh do nhiệt độ và ánh nắng mặt trời gây ra. Tia hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt, khi đi sâu qua các lớp da sẽ làm tăng nhiệt độ các dịch thể tại vùng đó và dẫn truyền vào sâu hơn nhờ tuần hoàn máu. Tác động sẽ cao nhất lúc giữa trưa, mặt trời ở đỉnh đầu. Nhiệt độ cao làm giãn mạch não, gây tăng áp lực sọ và dẫn đến nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não.

Mùa hè thường hay bị say nắng

Cần tránh say nắng bằng cách trang phục kín đáo khi ra ngoài. Ngoài ra, nên dùng một số thức ăn giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự oxy hóa như dưa hấu, dưa vàng… (giàu caroten), dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ… (giàu vitamin E), trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh… (giàu vitamin C).

Rôm sảy do viêm nang tuyến chân lông

Xuất hiện do sự tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy để thải nhiệt, trong khi các lỗ chân lông bị bít tắc bởi chất bẩn. Tình trạng này gây viêm các nang tuyến chân lông; chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy.

Cách xử trí rôm sảy chỉ đơn giản là tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay chanh; làm bớt ngứa bằng cách xoa thêm bột Talc sau khi tắm. Khi bệnh nặng hơn, có thể bôi các loại kem chống viêm chứa corticoide như eumovate, dermovate, temprosone…

Bệnh viêm da do nấm và ký sinh trùng sinh sôi

Bệnh thường lây theo đường tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do bụi có chứa trứng bám vào da, hoặc đồ dùng chung. Nếu da tiết bã nhờn nhiều, da mặt bẩn, vết thương, môi trường độ ẩm cao như thời tiết mưa phùn gió bấc, mỹ phẩm kích ứng… là các yếu thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng nhanh chóng.

Bệnh viêm da do nấm và ký sinh trùng sinh sôi

Nóng và ẩm thấp là điều kiện tốt cho các loại nấm (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấm tóc, viêm nang lông) và ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy rận…) phát triển. Nó cũng kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm, eczema…). Để phòng tránh hoặc hạn chế bệnh, cần vệ sinh da sạch sẽ.

Đường tiêu hóa bị nhiễm trùng, nhiễm độc

Nhiệt độ cao rất thuận lợi cho sự thoái hóa thực phẩm và sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng. Trong mùa nắng, ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến… cũng phát triển nhiều hơn nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa (qua thực phẩm và nước uống).

Mùa hè là mùa của ngộ độc thức ăn, của tả, lỵ, thương hàn…, gây nên những tổn thất rất lớn cả về sức khỏe lẫn kinh tế. Các tác nhân gây bệnh trong thực phẩm thường là E.Coli, Salmonella, Campylobacter, Listeria monocytogenes, Vibrio Cholerae và đôi khi cả virus bại liệt. Để phòng bệnh, cần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Côn trùng đốt gây các bệnh dịch thường gặp trong mùa hè

Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, dịch hạch… là các bệnh gây dịch thường gặp trong mùa hè, lây truyền thông qua muỗi và các loại ve, mò, bọ chét… Sốt xuất huyết lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes Aegypti (đôi khi do cả Aedes Albopictus).

Côn trùng cắn không độc gây ít triệu chứng hơn, nhưng ngứa, khó chịu cường độ cao (da nổi sẩn mề đay). Tại các vết cắn có thể xuất hiện màu đỏ, có thể là nốt bỏng giộp. Chỗ da này dễ bị vỡ tạo nên vết thương hở gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành. Một số côn trùng cắn còn có vai trò véctơ truyền bệnh như sốt rét, sốt Chikungunya, bệnh Rickettsia và sốt xuất huyết.

Côn trùng đốt gây các bệnh dịch thường gặp trong mùa hè

Khi bị dị ứng để tránh gây ra tổn thương lớn và để an toàn cho tính mạng. Nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ; hoặc điều trị tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Toàn cầu hiện có 2,5 tỷ người sống trong vùng có nguy cơ nhiễm bệnh. Và mỗi năm có 20-50 triệu người mắc, 24.000 người tử vong. Tránh và tiêu diệt các loại côn trùng gây bệnh; là cách đề phòng hữu hiệu các bệnh nguy hiểm nói trên.

Súc vật cắn gây bệnh dại

Điển hình là bệnh dại. Virus dại khó tồn tại ngoài trời do bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời và sự khô ráo. Nhưng có thể sống vài tháng ở các tổ chức đông khô. Nó tồn tại trong nước bọt súc vật mắc bệnh rồi xâm nhập qua lớp da; niêm mạc người đã bị tổn thương. Theo các dây thần kinh hướng tâm đi tới hệ thần kinh trung ương và sinh sản ở đó.

Nó gây ra các tổn thương ở tủy sống; thân não và giải phóng ra ngoài chủ yếu qua nước bọt, nước tiểu. Thời gian ủ bệnh từ 4 ngày tới nhiều năm sau khi bị súc vật cắn hay liếm; thường là 2 – 3 tháng. Yếu tố này cũng phụ thuộc vào vị trí và kích thước, độ sâu của vết cắn.

Dịch hạch cũng là bệnh do súc vật cắn gây ra. Mầm bệnh là trực cầu khuẩn Yesinia pestis, rất độc. Vi khuẩn chịu được khô ráo và ánh sáng mặt trời trong vài giờ nhưng tồn tại rất lâu trên đất ẩm và nơi chôn cất các sinh vật mắc bệnh. Khi bị súc vật cắn, cần rửa và sát trùng kỹ vết thương để tiêu diệt mầm bệnh; tiêm chủng vaccin phòng dại.

Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Bệnh thường gặp