Đến cuối ngày 26 tháng 6, tổng số tiền mà các cá nhân và tổ chức đã chuyển về tài khoản quỹ vaccine COVID-19 là khoảng 7.713 tỷ đồng (trong đó đã bao gồm ngoại tệ quy đổi), tương đương với hơn 95% cam kết, tăng hơn 103 tỷ đồng so với 24 giờ trước. Số tiền đóng góp này đã đến từ 343.694 cá nhân và tổ chức. Cho đến nay, quỹ chỉ còn ghi nhận được 29 đơn vị cùng tổ chức cam kết chi ủng hộ nhưng vẫn chưa chuyển tiền, chỉ mới chuyển một phần hoặc là chưa chuyển hết, với số tiền là hơn 377 tỷ đồng.
Tổng số tiền quỹ vaccine COVID-19 là 8.090 tỷ
95% số tiền đã chuyển về quỹ vaccine COVID- 19
Tính theo số ban quản lý công bố, đến nay, tổng số tiền quỹ vaccine phòng chống COVID-19 được cam kết tài trợ, ủng hộ đã là 8.090 tỷ đồng. Như vậy, đã có trên 95% số tiền các cá nhân, tổ chức cam kết tài trợ, ủng hộ quỹ vaccine COVID-19 được chuyển về tài khoản quỹ.
Cùng thời gian, số đóng góp của các cá nhân qua tin nhắn tổng đài 1408 đã ghi nhận gần 99 tỷ đồng, thông qua gần 2,2 triệu tin nhắn. Tính bình quân từ khi phát động người dân chung tay đóng góp vào quỹ vaccine phòng chống COVID-19 (ngày 3/6), mỗi ngày quỹ lại nhận được hơn 4,3 tỷ đồng, qua 95.000 tin nhắn.
Theo quy định tại Thông tư 41/2021 của Bộ Tài chính, số tiền nhàn rỗi mà quỹ vaccine phòng COVID-19 huy động được sẽ được phép gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho quỹ. Trong đó, kỳ hạn gửi tiền không quá 3 tháng.
Ông Lưu Hoàng, Cục trưởng Cục quản lý ngân quỹ (Kho bạc Nhà nước), kiêm phó giám đốc Ban quản lý quỹ vaccine phòng chống COVID-19, cho biết quy trình lựa chọn ngân hàng thương mại để gửi tiền nhàn rỗi của quỹ vaccine COVID-19 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 24/2016 của Chính phủ, quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước và Thông tư 64/2019 của Bộ Tài chính.
Các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước và quỹ lựa chọn
Trong đó, việc lựa chọn đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng trên cơ sở xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước cũng như các tiêu chí đánh giá cụ thể về quy mô tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, chất lượng tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Theo đó, các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước và quỹ lựa chọn. Đó đều là các ngân hàng có uy tín, có năng lực; phù hợp với nguyên tắc đảm bảo an toàn trong quản lý tài chính của quỹ.
Hiện tại, Ban quản lý quỹ đang thực hiện quy trình đấu thầu số tiền nhàn rỗi của quỹ. Và gửi bản chào mời thầu đến các ngân hàng thương mại.
“Hiện nay tiền ngân quỹ Nhà nước nhàn rỗi cũng đang được đấu thầu gửi tại các ngân hàng thương mại. Việc gửi tiền nhàn rỗi của quỹ vaccine COVID-19 cũng được thực hiện theo quy trình tương tự”, ông Lưu Hoàng nhấn mạnh.
Thông tin về Vaccine COVID – 19 hiện nay
Việc tiêm vaccine Covid-19 được bắt đầu từ ngày 8 tháng 3. Ngày 1-4-2021, lô vaccine AstraZeneca đầu tiên do Chương trình COVAX Facility thông qua UNICEF cho Việt Nam. Cùng với 92 quốc gia trên toàn thế giới đã về đến Việt Nam. Do số lượng vaccine đợt đầu còn quá ít. Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Y tế phân phối số vaccine này cho 11 dối tượng được ưu tiên tiêm chủng. Bao gồm:
- Nhân viên y tế
- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)
- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
- Lực lượng quân đội
- Lực lượng công an
- Giáo viên
- Người trên 65 tuổi
- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước…
- Người mắc các bệnh mãn tính
- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài
- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.
Đến ngày 13-5-2021, giai đoạn tiêm chủng đầu tiên đã hoàn tất với 959.182 liều. Có 147.982 liều mua từ tháng 2-2021 đã hoàn tất. Ngày 16-5-2021, Việt Nam đã tiếp nhân lô vaccine COVID-19 thứ hai. Cũng do COVAX tài trợ với 1.682.400 liều ASTRAZENECA, sẽ được triển khai trong tháng 5-2021.
Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.
Bài Viết Tương Tự
HAGL tiếp tục rao bán thoả thuận 51,5 triệu cổ phiếu HNG
Tin vui cho ngành than: Cổ phiếu đồng loạt dậy sóng
Giải mã sức hút của ngành đầu tư tài chính tại Việt Nam